Ngày nay trong các giao dịch như mua bán, đặt cọc, vay tiền, ... thường được các bên ký giấy biên nhận tiền rất phổ biến. Trong đó giấy biên nhận tiền đặt cọc bồi thường tai nạn giao thông được coi là căn cứ chứng minh việc bên nhận bồi hường đã giao nhận một số tiền nhất định và bên gây tai nạn giao thông phải thực hiện nghĩa vụ còn lại. Dưới đây là mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc bồi thường tai nạn giao thông.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc bồi thường tai nạn giao thông:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
GIẤY BIÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC BỒI THƯỜNG
Tên tôi là: Lý Thị Hải Yến
Căn cước công dân số: 036150789xxx Ngày cấp: 20/10/ 2022 Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Địa chỉ: Thôn Phú Cốc, xã Hòa Bình, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Số điện thoại: 0978 435 xxx
Có nhận của Bà: Trần Thị Kiều Anh
Căn cước công dân số: 03619007xx Ngày cấp: 12/02/2022 Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Địa chỉ: Thôn Phú Cốc, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Số điện thoại: 0398 320 xxx
Số tiền: 70.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Bảy mươi triệu đồng)
Bà Trần Thị Kiều Anh đã đặt cọc 20.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai mươi triệu đồng) cho tôi (Bà Lý Thị Hải Yến) để thực hiện thanh toán tiền bồi thường tai nạn giao thông cho tôi (Bà Lý Thị Hải Yến).
Bà Trần Thị Kiều Anh có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền còn lại là 50.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm mươi triệu đồng) cho tôi (Lý Thị Hải Yến) chậm nhất vào ngày 18/03/2023.
Trong trường hợp Bà Trần Thị Kiều Anh không tiếp tục thực hiện thanh toán khoản tiền bồi thường còn lại theo như các bên đã thỏa thuận sẽ không được hoàn trả lại số tiền đặt cọc trên và chịu trách nhiệm bồi thường cho tôi (Lý Thị Hải Yến) 20.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai mươi triệu đồng) số tiền tương đương với số tiền đặt cọc.
Bên đặt cọc tiền bồi thường tai nạn giao thông cam kết tài sản trên không có tranh chấp, mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh khác hoàn toàn thuộc về bên đặt cọc
Giấy biên nhận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cam kết mua và bán theo đúng thoả thuận đã nêu trên. Nếu bên nào vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thái Bình, ngày 24 tháng 02 năm 2023
BÊN GIAO TIỀN
Trần Thị Kiều Anh | BÊN NHẬN TIỀN
Lý Thị Hải Yến |
2. Cách viết giấy biên nhận đặt cọc bồi thường:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là giấy biên nhận tiền đặt cọc bồi thường.
– Phần nội dung chính của biên bản đặt cọc:
+ Thông tin người nhận tiền đặt cọc: Ghi rõ họ tên (được viết bằng chữ in hoa, có dấu); Ghi số chứng minh thư/căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; Địa chỉ của người nhận tiền đặt cọc, Số điện thoại liên hệ.
+ Thông tin người đặt cọc: Ghi rõ họ tên (được viết bằng chữ in hoa, có dấu); Ghi số chứng minh thư/căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; Địa chỉ của người đặt cọc, Số điện thoại liên hệ.
+ Thông tin giá trị tài sản: Ghi rõ tên tài sản; Ghi rõ số lượng cụ thể bằng số và bằng chữ; Ghi rõ giá tiền bồi thường bằng số và bằng chữ; Tổng giá trị thanh toán bằng số và bằng chữ; Ghi số số tiền mà bên đặt cọc đã đặt cọc cho bên nhận đặt cọc bằng số và bằng chữ. Cụ thể:
Mục “số tiền”: Đây là mục quan trọng nhất cần phải ghi cụ thể số tiền đặt cọc bằng số và bằng chữ.
Ví dụ: Số tiền là 100.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một trăm triệu đồng)
Ngoài ra, trong giấy biên nhận tiền đặt cọc cũng nên nêu cách xử lý số tiền này thế nào.
Ví dụ: Số tiền này sẽ được trừ vào tiền mua bán nhà đất thanh toán bồi thường tai nạn giao thông sau khi hai bên thực hiện việc bồi thường tai nạn giao thông theo quy định.
Mục “Thời hạn đặt cọc”: Nêu rõ thời điểm bắt đầu đặt cọc đến khi việc đặt cọc kết thúc và thời gian đặt cọc là bao nhiêu ngày, tháng, năm.
+ Trách nhiệm của hai bên.
Bên nhận đặt cọc sẽ có trách nhiệm xác định khoản bồi thường tai nạn giao thông và ghi rõ thời gian cụ thể để hoàn tất việc thanh toán chi phí bồi thường đó. Bên đặt cọc gây tai nạn giao thông có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền còn lại cho bên bị tai nạn giao thông, ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ, ghi rõ thời hạn chi trả số tiền còn lại.
Bên nhận cọc nếu vi phạm hợp đồng sẽ phải trả lại số tiền cọc cho bên đặt cọc đồng thời có những bồi thường theo quy định của pháp luật. Còn bên đặt cọc nếu vi phạm hợp đồng thì bên nhận đặt cọc không cần có trách nhiệm trả tiền đặt cọc, đồng thời có quyền yêu cầu bồi thường
+ Các trường hợp thỏa thuận giữa hai bên.
– Phần cuối biên bản đặt cọc:
Khi hai bên hoàn thành tất cả những yêu cầu thông tin có trong mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc, hai bên sẽ đọc kỹ lưỡng lại một lần nữa, tránh được những nhầm lẫn, sai sót không đáng có và tiến hành ký vào Giấy biên nhận tiền đặt cọc: Ký và ghi rõ thông tin họ tên bên đặt cọc và ký, ghi rõ họ tên bên nhận tiền cọc để chính thức pháp lý hóa những thỏa thuận của cả hai bên.
3. Tìm hiểu quy định về biên bản đặt cọc:
Theo quy định của Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc ki khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết hoặc để tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Như vậy, đặt cọc là biện pháp bảo đảm được Bộ luật dân sự nhằm mục đích ràng buộc giữa bên có trách nhiệm bồi thường tai nạ giao thông và bên bị thiệt hại do tai nạn giao thông khi các bên chưa ký kết hợp đồng. Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp hợp đồng được giao kết hoặc được thực hiện. Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thông thường, trong giao dịch dân sự để đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch thực hiện hợp đồng như mong muốn thỏa thuận các bên thường ký hợp đồng đặt cọc. Có thể đặt cọc một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị là tài sản hợp pháp của bên yêu cầu giao dịch và bên nhận cọc đồng ý. Việc thực hiện đặt cọc phải được lập thành văn bản hoặc ghi rõ trong hợp đồng giao dịch để có tính giá trị pháp lý, ràng buộc và có căn cứ về quyền và nghĩa vụ của các bên tránh phát sinh tranh chấp sau này.
Như vậy, nếu các chủ thể không muốn tiếp tục giao dịch thì các bên phải thỏa thuận với nhau về việc hủy hợp đồng đặt cọc. Trường hợp, bên nhận tiền đặt cọc không đồng ý mà bên đặt cọc vẫn muốn tiếp tục hủy đặt cọc (vi phạm hợp đồng đặt cọc) thì việc xử lý sẽ theo thỏa thuận của bên thể hiện trong hợp đồng đặt cọc đã thống nhất. Trường hợp, hợp đồng không có quy định thì giải quyết theo pháp luật dân sự và khi đó số tiền đã đặt cọc người đặt cọc sẽ không lấy lại được mà sẽ thuộc số tiền cọc đó coi như thuộc về bên nhận cọc.
4. Hình thức của biên bản đặt cọc:
Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 thì biên bản đặt cọc nên lập thành văn bản, nếu biên bản đặt cọc chỉ thực hiện qua lời nói hoặc hành vi thì không nêu rõ được quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện giao dịch, và những thỏa thuận bằng lời nói đó sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp mà pháp luật không công nhận. Khi đó, với những thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc bằng văn bản thì đối tượng của thỏa thuận sẽ có chức năng bảo đảm và sẽ trở thành một phần nghĩa vụ được thực hiện trước.
Pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc tiền bồi thường tai nạn giao thông có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không mà tùy vào sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên chỉ ký giấy tay thì biên bản đặt cọc vẫn có giá trị pháp lý. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi ký biên bản đặt cọc thì vì nhiều lý do khác nhau, một trong các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, không tiếp tục thực hiện biên bản nên dễ xảy ra tranh chấp , do vậy việc công chứng hoặc chứng thực giấy biên nhận đặt cọc tiền thì đảm bảo giá trị pháp lý cao, hạn chế rủi ro phát sinh.
Sau khi lập giấy biên nhận tiền đặt cọc thì để đảm bảo chắc chắn, giấy biên nhận tiền nên được in thành hai bản, mỗi bên giữ một bản để làm cơ sở chứng minh cho giao dịch tài chính thành công, với mức bồi thường tai nạn giao thông với giá trị lớn thì trong giấy biên nhận nên được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực thông tin biên nhận tại ủy ban nhân dân xã/phường.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.