Hiện nay khi đi làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể thực hiện ủy quyền cho người thực hiện đi thực hiện thay. Vậy thời hạn của giấy ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội là bao lâu?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được ủy quyền để nhận bảo hiểm xã hội không?
- 2 2. Thời hạn của giấy ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội là bao lâu?
- 3 3. Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần thông qua ủy quyền:
- 4 4. Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội:
- 5 5. Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội:
- 6 6. Mẫu đơn đề nghị rút bảo hiểm xã hội một lần và hướng dẫn cách ghi:
1. Có được ủy quyền để nhận bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 18
Như vậy, người lao động có quyền tự mình trực tiếp nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội một lần hoặc nhờ người khác. Khi ủy quyền phải có giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng của Văn phòng công chứng.
2. Thời hạn của giấy ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội là bao lâu?
Ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội một lần là một giao dịch dân sự chịu sự điều chỉnh của luật dân sự và luật chuyên ngành. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 563
Trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn của giấy ủy quyền có hiệu lực là 01 năm, tính từ ngày được xác lập việc ủy quyền.
Do đó, thời hạn của giấy ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ do hai bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận thì giấy ủy quyền sẽ có thời hạn là 01 năm.
3. Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần thông qua ủy quyền:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thông qua ủy quyền bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB).
– Sổ bảo hiểm xã hội đã được chốt (bao gồm tờ bìa và tờ rời bảo hiểm xã hội).
– Giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền có công chứng.
– Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của người được ủy quyền.
– Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của người hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu nộp hồ sơ tại Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi cư trú (bao gồm nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú, tạm vắng).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả tiền bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động. Thời gian giải quyết trong 10 ngày làm việc.
Trường hợp không giải quyết được thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
4. Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội:
Một là, tiến hành cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của người ủy quyền và người được ủy quyền:
Thông tin bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; địa chỉ thường trú cụ thể số nhà ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; nơi ở hiện tại; số điện thoại; e-mail;…
Hai là, ghi đầy đủ nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền:
Người ủy quyền nêu rõ phạm vi ủy quyền bao gồm nhận sổ bảo hiểm xã hội.
Nếu có làm thêm các nội dung khác thì ghi cụ thể, ví dụ như nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội (bao gồm thẻ Bảo hiểm y tế) nếu có; hoặc nhận lương hưu hoặc nhận các loại trợ cấp, chế độ; hay thực hiện điều chỉnh, cập nhật các thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội;…
Ba là, nếu rõ thời hạn ủy quyền: các bên lưu ý cập nhật thời hạn ủy quyền, ghi cụ thể ủy quyền từ ngày tháng năm này đến ngày tháng năm kia; hoặc có thể ghi thời hạn kéo dài đến khi thực hiện xong công việc ủy quyền.
5. Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
I. Người ủy quyền:
Họ và tên: ………….., sinh ngày ……. /…… /……….
Mã số BHXH:……………
Loại chế độ được hưởng: ……………..
Số điện thoại liên hệ:…………..
Số CMND/số căn cước công dân/số hộ chiếu/:………….. do………….. cấp ngày …/……./……
Nơi cư trú (1): ……………
II. Người được ủy quyền:
Họ và tên: …………., sinh ngày ……… /…….. /……….
Số CMND/số căn cước công dân /hộ chiếu/:………….. do………… cấp ngày …/……./……
Nơi cư trú (1): ……………
Số điện thoại:…………..
III. Nội dung ủy quyền(2):…………….
IV: Thời hạn ủy quyền: (3)……………..
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung ủy quyền như đã nêu ở trên.
Trong trường hợp người ủy quyền (người hưởng chế độ) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì Tôi là người được ủy quyền cam kết sẽ thông báo kịp thời cho đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả lại tiền nếu không thực hiện đúng cam kết./
…., ngày…tháng …năm …. Chứng thực chữ ký (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | …., ngày… tháng…năm …. Người ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên)
| …, ngày….tháng….năm…. Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên)
|
6. Mẫu đơn đề nghị rút bảo hiểm xã hội một lần và hướng dẫn cách ghi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội………
Họ và tên (1): …………sinh ngày …../…../…….. giới tính……..
Mã số BHXH:…………
Số CMND/căn cước công dân/ Số Hộ chiếu: …………. do ………….cấp ngày ….. tháng ….. năm…….;
Số điện thoại di động (2): …………..
Địa chỉ liên hệ (3):……………
…………. (4)
Nội dung yêu cầu giải quyết (5):
BHXH một lần
Lương hưu. Thời điểm hưởng từ tháng … năm …….
– Lý do nộp chậm (6): …………..
Trợ cấp một lần để đi nước ngoài định cư
Chuyển nơi hưởng (hồ sơ chờ hưởng) lương hưu, trợ cấp BHXH từ tháng … năm ………
Hưởng lại lương hưu/trợ cấp BHXH từ tháng … năm …
Nhận lương hưu/trợ cấp BHXH của những tháng chưa nhận
Yêu cầu khác (7)……………
Địa chỉ nhận lương hưu/trợ cấp BHXH/nơi cư trú mới (8)…………….
Nơi đăng ký KCB: ………..
Hình thức nhận tiền lương hưu/trợ cấp BHXH (9)
Tiền mặt Tại cơ quan BHXH Qua tổ chức dich vụ BHXH
ATM: Chủ tài khoản ………….Số tài khoản …………. Ngân hàng ………….Chi nhánh …………
Cam kết của người hưởng BHXH một lần/Giải trình trong trường hợp nộp hồ sơ chậm (10):
…., ngày ……. tháng ….. năm …… Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
(1) Ghi đầy đủ họ và tên của người hưởng;
(2) Ghi số điện thoại. Trường hợp người lao động không có điện thoại thì có thể ghi số điện thoại của người thân khi cần liên lạc kèm theo họ và tên, mối quan hệ với người đó;
(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền;
(4) Trường hợp người được ủy quyền là người làm đơn thì ghi rõ: “Tôi là …. được ủy quyền làm đơn” còn không thì để trống. Ví dụ: Tôi là Nguyễn Văn A được ủy quyền làm đơn”; đồng thời nộp kèm theo Giấy ủy quyền.
(5) Đánh dấu vào nội dung yêu cầu giải quyết và ghi cụ thể các thông tin.
(6) Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm hưởng lương hưu hoặc bị mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì bổ sung giải trình trong thời gian nộp hồ sơ chậm có xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc chấp hành hình phạt tù giam không (nếu có thì ghi cụ thể thời gian xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù giam) hoặc nêu rõ mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ và cam kết chịu trách nhiệm về nội dung giải trình.
(7) Trường hợp có yêu cầu khác thì ghi rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết, ví dụ: Trường hợp không thống nhất thông tin về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh nhân dân /hộ chiếu/căn cước công dân và hồ sơ hưởng, chờ hưởng BHXH thì ghi rõ không thống nhất về thông tin gì kèm theo bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu căn cước công dân.
(8) Địa chỉ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, nơi cư trú mới di chuyển đến: Ghi rõ số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố. Trường hợp đã xác định được điểm chi trả tại nơi đề nghị nhận thì ghi rõ.
(9) Đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp.
Nếu nhận trợ cấp một lần bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH; nếu nhận thông qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.
(10) Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH có yêu cầu nhận BHXH một lần thì ghi rõ: Tôi cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nghỉ việc hoặc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày dừng đóng BHXH tự nguyện tôi không tiếp tục đóng BHXH và chịu trách nhiệm về nội dung cam kết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Luật bảo hiểm xã hội 2014.