Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các công trình đầu tư xây dựng ngày càng phổ biến. Tại mỗi công trình đầu tư để xây dựng thì cần có một chủ đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư này là chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng thông qua nguồn vốn mà chủ đầu tư này quản lý. Vậy, cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Các hình thức chủ đầu tư tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 62
Thứ nhất, căn cứ nguồn vốn, quy mô, tính chất sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
i) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
ii) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
iii) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
iv) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
Thứ hai, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.
Lưu ý: Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
– Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án nêu tại mục Thứ hai tại phần nội dung nêu trên cụ thể như sau:
+ Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn;
+ Đối với trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thì người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.
– Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án tại phần nội dung Thứ nhất nêu trên phải phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
– Đối với dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn ODA hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
– Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án được thực hiện theo phần nội dung Thứ nhất nêu trên tuy nhiên cần phải phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì có 4 hình thức tổ chức dự án đầu tư xây dựng, bao gồm các hình thức sau đây: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án, Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc; và Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
2. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án thì là hình thức quản lý được nhiều chủ đầu tư sử dụng và hình thức chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án chỉ được ứng dụng khi mà chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn về lĩnh vực dự án và theo sát tiến trình hoạt động của dự án từ giai đoạn bắt đầu và đến giai đoạn mà dự án kết thúc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trường hợp chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng cụ thể như sau:
– Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong trường hợp không đủ Điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP để tham gia quản lý dự án.
– Giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định 15/2021/NĐ-CP dưới đây, ngoại trừ trường hợp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Nghị định 15/2021/NĐ-CP Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án như sau:
Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66 Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, Điều 67 Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
+ Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I); giám sát thi công xây dựng hạng I và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; giám sát thi công xây dựng hạng II;
+ Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
– Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận.
3. Ưu điểm và nhược điểm chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Về ưu điểm, trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, theo đó các thành viên trong ban quản lý đã hiểu rõ về bản chất của dự án từ khâu lập kế hoạch đến thiết kế và các chi tiết quan trọng. Do đó, đây là một hình thức chứa nhiều ưu điểm cụ thể:
– Khi chủ đầu tư quản lý dự án, đơn vị thi công sẽ trực tiếp làm việc với các thành viên trong bộ máy quản lý mà không thông qua các bộ phận khác. Do vậy, sẽ giúp cho chủ đầu tư có thể rút gọn được các quy trình không cần thiết, tiết kiệm được khoảng thời gian hiệu quả.
– Tiết kiệm chi phí nhân lực bởi vì nguồn nhân lực được tận dụng ngay trong bộ máy chủ đầu tư, do đó có thể rút gọn được phần chi phí thuê ngoài.
– Khi chủ đầu đã rút gọn được quy trình và nguồn nhân lực, việc giải quyết các vấn đề nhanh chóng, hiệu quả, bởi đây là một ưu điểm có vị trí quan trọng giúp đẩy nhanh tiến độ dự án.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì còn tồn tại những nhược điểm, cụ thể:
– Các cá nhân phải kiêm nhiệm nhiều loại công việc bởi khi vừa làm chủ đầu tư và vừa tham gia ban quản lý dự án, các cá nhân làm công việc quản lý phải kiêm nhiệm nhiều đầu mục công việc sẽ gây áp lực khá nhiều cho thành viên trong ban quản lý dự án;
– Khi chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng thì cần phải yêu cầu cao về chuyên môn đối với nguồn lực quản lý một trong những điều kiện để chủ đầu tư được phép trực tiếp quản lý dự án đó là cá nhân tham gia quản lý phải có trình độ, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.
4. Một số quy định về Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013, Chủ đầu tư được hiểu là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt tổ chức vay vốn, chủ sở hữu vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3
Căn cứ theo Điều 7 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định về chủ đầu tư như sau:
Thứ nhất, Chủ đầu tư được xác định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi phê duyệt dự án hoặc là các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ hai, Căn cứ vào nguồn vốn sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng, việc xác định chủ đầu tư được quy định như sau:
– Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc xác định chủ đầu tư được thực hiện theo nội dung tại mục thứ ba dưới đây và pháp luật về đầu tư công;
– Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau đây gọi là dự án PPP, chủ đầu tư phải là các doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
– Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan sau đây gọi là dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì chủ đầu tư là tổ chức, cơ quan được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;
– Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp đã nêu trên (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn khác) mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Đối với các trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì các nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu tư làm chủ đầu tư. Trong trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư thì việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;
– Đối với dự án không thuộc trường hợp nêu trên thì chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ vốn để đầu tư xây dựng.
Thứ ba, Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư. Trong trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc có Ban quản lý dự án nhưng không đủ điều kiện thực hiện thì người quyết định đầu tư giao cho tổ chức, cơ quan có năng lực, có kinh nghiệm quản lý làm chủ đầu tư.
Thứ tư, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật, người quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật xây dựng năm 2014;
– Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020;
– Luật Đấu thầu năm 2013;
– Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;