Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động? Phương thức giải quyết tranh chấp lao động? Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động? Khởi kiện giải quyết tranh chấp khi hết hạn hợp đồng lao động? Giải quyết tranh chấp lao động tại hòa giải viên lao động
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trình tự, thủ tục và án phí khởi kiện hợp đồng lao động theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hợp đồng lao động là văn bản có tính ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động được xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện với bản chất là thỏa thuận giữa các bên quy định quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ cùng các chế độ khi thực hiện hợp đồng giữa hai bên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng không thể tránh khỏi những tranh chấp, vi phạm xuất phát từ yếu tố chủ quan hoặc khách quan từ hai bên. “Bộ luật lao động 2019” và
Thứ nhất, các tranh chấp về hợp đồng lao động:
Một số dạng tranh chấp hợp đồng lao động thường gặp trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động làm căn cứ để khởi kiện vụ án lao động được quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm:
– Một là, tranh chấp về các quyền lợi về: việc làm; chế độ tiền lương; phụ cấp và các khoản thu nhập khác của người lao động; việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng;
– Hai là, tranh chấp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải;
– Ba là, tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người giúp việc cho gia đình;
– Bốn là, tranh chấp về các khoản bồi thường thiệt hại và trợ cấp theo quy định của Bộ luật lao động khi chấm dứt hợp đồng;
– Năm là, tranh chấp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, tranh chấp giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội về các chế độ, thủ tục của bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thứ hai, hồ sơ khởi kiện hợp đồng lao động:
Khi người lao động hay người sử dụng lao động có tranh chấp về hợp đồng lao động và khởi kiện ra Tòa án thì nguyên đơn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Đơn khởi kiện hợp đồng lao động;
– Hợp đồng lao động cần khởi kiện;
– Giấy Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân (bản sao);
–
– Quyết định/biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện hoặc của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc Hội đồng trọng tài lao động thành phố áp dụng đối với những tranh chấp lao động tập thể;
Luật sư
– Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý như: giấy phép đầu tư; quyết định thành lập doanh nghiệp; giấy phép đăng ký kinh doanh; nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp; giấy ủy quyền (nếu có) trong trường hợp người sử dụng lao động khởi kiện;
– Các chứng cứ, tài liệu khác liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
– Bản kê các giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (lưu ý: ghi rõ số bản chính, bản sao).
Thứ ba, trình tự, thủ tục khởi kiện:
– Người khởi kiện nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án;
– Tòa án thụ lý đơn, phân công Thẩm phán xem xét, nghiên cứu đơn khởi kiện về thẩm quyền, nội dung theo quy định của pháp luật;
Nếu đúng quy định thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đến người khởi kiện. Nếu nội dung và thẩm quyền không đúng theo quy định của pháp luật thì trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền.
– Người khởi kiện nộp án phí tại Cơ quan thi hành án và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí;
– Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo thụ lý vụ án và thực hiện các thủ tục giải quyết vụ án lao động theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thứ tư, án phí:
Mức án phí khởi kiện hợp đồng lao động bao gồm án phí lao động sơ thẩm và án phí lao động phúc thẩm được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14:
Một là, án phí lao động sơ thẩm:
Mức án phí lao động sơ thẩm được chia làm hai trường hợp là có giá ngạch và không có giá ngạch.
– Án phí lao động sơ thẩm trong trường hợp không có giá ngạch là 300.000 đồng;
– Án phí lao động sơ thẩm trong trường hợp có giá ngạch được xác định căn cứ trên giá trị tài sản hai bên tranh chấp:
+ Dưới 6 triệu đồng mức án phí là: 300.000 đồng;
+ Từ 6 triệu đồng đến dưới 400 triệu đồng mức án phí là: 3% giá trị tài sản tranh chấp. Tuy nhiên nếu dưới 300.000 đồng thì quy về mức án phí là 300.000 đồng;
+ Từ 400 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng mức án phí là: 12 triệu đồng và 2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng;
+ Từ 2 tỷ đồng trở lên mức án phí là: 44 triệu đồng và 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 2 tỷ đồng.
Hai là, án phí lao động phúc thẩm
Mức án phí lao động phúc thẩm là 300.000 đồng/1 vụ án.
Các lưu ý khi khởi kiện hợp đồng lao động
– Thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi đặt trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
– Nghĩa vụ nộp án phí: Được quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
– Thời hạn giải quyết: từ 02 đến 04 tháng trừ trường hợp giải quyết theo thủ tục rút gọn thì thời hạn giải quyết còn 01 đến 02 tháng.
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Theo quy định của “Bộ luật lao động năm 2019”, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 cùng các Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2013 thì ta thấy được việc giải quyết tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của các tổ chức, cơ quan: hội đồng hoà giải lao động cơ sở; hoà giải viên; chủ tịch UBND cấp huyện; hội đồng trọng tài lao động và tòa án nhân dân.
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở (HĐHGLĐCS)
HĐHGLĐCS là một tổ chức do NSDLĐ ra quyết định thành lập (bắt buộc) tại các doanh nghiệp có Công đoàn. Thành viên của HĐHGLĐCS bao gồm đại diện ngang nhau của Ban chấp hành Công đoàn và NSDLĐ. Ngoài ra, hai bên có thể thoả thuận lựa chọn chuyên gia ngoài doanh nghiệp tham gia Hội đồng. HĐHGLĐCS có nhiệm vụ hoà giải các tranh chấp lao động xảy ra tại doanh nghiệp khi có đơn yêu cầu của các bên tranh chấp.
Hoà giải viên lao động (HGVLĐ)
HGVLĐ bao gồm những người đủ điều kiện luật định được Phòng LĐTBXH, Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn Khu công nghiệp giới thiệu hoặc cá nhân đủ điều kiện tự đăng kí theo thủ tục luật định và được Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận. HGVLĐ có nhiệm vụ hoà giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể xảy ra ở những đơn vị sử dụng lao động không phải là doanh nghiệp, doanh nghiệp không có hoặc chưa thành lập HĐHGLĐCS. Ngoài ra, HGVLĐ còn có nhiệm vụ hoà giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân về kỉ luật sa thải, bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hại, về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp về bảo hiểm xã hội và tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi các bên có yêu cầu.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Bắt đầu từ ngày 01/7/2007, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động tập thể (Tranh chấp lao động tập thể về quyềnlà tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm xảy ra trên địa bàn quản lí theo đơn yêu cầu của các bên tranh chấp sau khi đã được HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ hoà giải nhưng không thành hoặc đã hết 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà HĐHGLĐCS, HGVLĐ không tiến hành hoà giải.
Hội đồng trọng tài lao động (HĐTTLĐ)
HĐTTLĐ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở LĐTBXH. HĐTTLĐ gồm 5 hoặc 7 thành viên. HĐHGLĐ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:
+) Hoà giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (Tranh chấp lao động tập thể về lợi íchlà tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể,nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Theo đơn yêu cầu của các bên tranh chấp sau khi đã được HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ hoà giải nhưng không thành hoặc đã hết 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà HĐHGLĐCS, HGVLĐ không tiến hành hoà giải.
+) Giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể (về quyền và về lợi ích) xảy ra tại các doanh nghiệp không được đình công khi các bên có đơn yêu cầu.
Toà án nhân dân (TAND)
Hiện tại, ngoài TAND tối cao, hệ thống TAND nước ta được thành lập theo địa giới hành chính (cấp huyện và cấp tỉnh), thực hiện chế độ hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm). Việc giải quyết vụ án lao động theo thủ tục sơ thẩm được tiến hành bởi các thẩm phán chuyên trách về lao động của TAND cấp huyện và Toà lao động TAND cấp tỉnh. TAND có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động sau đây khi có yêu cầu:
+) Tranh chấp lao động cá nhân xảy ra trên địa bàn quận, huyện…sau khi hoà giải tại HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ không thành hoặc đã hết 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà HĐHGLĐCS, HGVLĐ không tiến hành hoà giải.
+) Tranh chấp lao động cá nhân về kỉ luật sa thải, về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp giữa người giúp việc gia đình và NSDLĐ, tranh chấp về bảo hiểm xã hội, tranh chấp giữa NLĐ với doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
+) Tranh chấp lao động tập thể về quyền xảy ra ở những doanh nghiệp được đình công sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện đã có quyết định giải quyết mà các bên vẫn tiếp tục tranh chấp hoặc đã hết 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết.
+) Tranh chấp lao động tập thể (về quyền và về lợi ích) xả ra tại các doanh nghiệp không được đình công theo danh mục do Chính phủ quy định sau khi HĐTTLĐ đã có quyết định giải quyết mà các bên vẫn tiếp tục tranh chấp hoặc đã hết 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà HĐTTLĐ không giải quyết.
Việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân do TAND cấp huyện thực hiện. Toà lao động TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động cá nhân có đương sự ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài hoặc phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự Việt Nam, cho Toà án nước ngoài, các vụ tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nhưng TAND cấp tỉnh thấy cần phải lấy lên để giải quyết và các vụ tranh chấp lao động tập thể.
TAND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các bên có quyền thoả thuận bằng văn bản lựa chọn Toà án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải quyết. Trong những trường hợp nhất định, nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
Chú ý: Bài viết trên có trích dẫn một số quan điểm pháp lý, các quy định của pháp luật, ý kiến tư vấn pháp lý của các chuyên gia, luật sư và chuyên viên tư vấn. Tuy nhiên tất cả các ý kiến và quy định trích dẫn chỉ mang tính tham khảo. Người truy cập, khách hàng…không được coi đó là ý kiến pháp lý chính thức để vận dụng vào các trường hợp cụ thể. Để có được ý kiến pháp lý cho từng trường hợp một các chính xác nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ :
2. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động:
*Hòa giải viên lao động
– Là cán bộ, công chức của cơ quan lao động cấp huyện khi có đủ điều kiện được chủ tịch Ủy ban tỉnh quyết định bổ nhiệm
– Thẩm quyền: giải quyết tranh chấp lao động( trừ 5 tranh chấp Khoàn 1, Điều 201 “Bộ luật lao động 2019”)
– Chức năng: hướng dẫn thương lượng, chủ yếu là hòa giải.
*Chủ tịch UBND huyện
-Thẩm quyền là giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
*Hội đồng trọng tài
-Do chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập
-Thành phần gồm:
+Chủ tịch hội đồng do Giám đốc Sở Lao động thương binh xã hội
+Thư kí hội đồng: cán bộ, công chức của Sở Lao động thương binh xã hội
+ Đại diện của công đoàn tỉnh
+ Đại diện của tổ chức đại diện của người lao động tỉnh
+ Thành viên khác: người tham gia hội luật gia, hoạt động xã hội uy tín ở địa phương..
-Cơ cấu tổ chức: theo số lẻ từ 5-7 người hoạt động theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín.
-Chức năng: hòa giải–>đưa ra ý chí chunng, giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
*Tòa án nhân dân
-Tòa án nhân dân cấp huyện: có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân
-Tòa án nhân dân cấp tỉnh: có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể và một số lao động cá nhân theo quy định.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại em vẫn đang còn làm việc tại công ty và em đã nộp đơn khiếu nại tranh chấp lao động lên ban quản lý KCN Việt Nam – Singapore 1, Thuận An, Bình Dương từ ngày 13/10/2014 nhưng đến nay họ vẫn chưa trả lời hay hòa giải. Em đọc sách luật có thấy nói là trong thời hạn 5 ngày nếu không có phản hồi gì từ phía hòa giải cơ sở thì có thể nộp lên tòa án. Em có tiếp tục gửi đơn đề nghị hòa giải lên phòng LĐTBXH huyện Thuận An, Bình Dương nhưng họ không nhận. Vậy em có nên chờ BQL KCN VSIP 1 hòa giải nữa hay là em có thể nộp đơn khiếu kiện lên tòa mà không cần có Biên bản hòa giải không thành từ BQL KCN VSIP 1? Và các thủ tục, giấy tờ cần gửi lên tòa án là gì, có tốn phí nhiều không chị? nhờ chị chỉ giúp em. Em chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 201 “Bộ luật lao động 2019” quy định về Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động:
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
* Nếu tranh chấp của chị thuộc một trong những tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 “Bộ luật lao động 2019” thì chị không cần tiến hành tại hòa giải viên lao động và có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án nơi trụ sở công ty chị.
* Nếu tranh chấp của chị không thuộc một trong những tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 “Bộ luật lao động 2019” thì chị phải giải quyết qua 2 giai đoạn, thông qua hòa giải viên lao động và nếu hòa giải không thành thì sẽ giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Nếu đã hết thời hạn giải quyết là 5 ngày theo quy định tại Khoản 2 điều 201 “Bộ luật lao động 2019” thì chị có thể gửi đơn lên Tòa án nơi công ty chị đóng trụ sở.
*Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
– Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền (nếu có).
– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
4. Khởi kiện giải quyết tranh chấp khi hết hạn hợp đồng lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Công nhân có hợp đồng lao động mà hết hợp đồng lao động người chủ không trả tiền cho người công nhân, đã hết kỳ hợp đồng lao động thì có đưa ra Tòa án giải quyết tranh chấp được không?
Luật sư tư vấn:
Tiền lương theo quy định của pháp luật lao động là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, Điều 5 và Điều 95 “Bộ luật lao động 2019” quy định người lao động được quyền hưởng lương phù hợp trên cơ sở đã thỏa thuận với người sử dụng lao động, đồng thời người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương trực tiếp, đầy đủv à đúng thời hạn cho người lao động; trường hợp trả chậm thì không kéo dài quá 01 tháng phải thanh toán một khoản tiền bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Điều 202 “Bộ luật lao động 2019” quy định thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm, có căn cứ cho rằng quyền, lợi ích của đương sự bị vi phạm.
Như vậy, việc công ty có ký kết hợp đồng lao động và sử dụng lao động nhưng sau khi hết hạn hợp đồng lại không chi trả tiền lương cho người lao động là vi phạm pháp luật; trong trường hợp này, người lao động có quyền gửi đơn yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Việc sau khi hết hạn hợp đồng, đã thanh lý hợp đồng lao động thì người lao động cũng vẫn có quyền gửi đơn ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu trong thời hạn giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
5. Giải quyết tranh chấp lao động tại hòa giải viên lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi có chi số tiền 21 triệu (chuyển khoản) cho một nhân viên để làm các thủ tục hồ sơ. Nhưng nhân viên này không hoàn tất hồ sơ và nghỉ việc không hoàn lại tiền cũng như không cung cấp được các chứng từ hóa đơn đã sử dụng số tiền trên. Bên cạnh đó, nhân viên này còn lợi dụng vị trí làm việc thu tiền của khách hàng (khoảng 3 triệu) không nộp về công ty. Công ty tôi muốn tiến hành khởi kiện nhân viên này, thủ tục như thế nào? Nhờ luật sư hỗ trợ tư vấn. Cám ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 201 “Bộ luật lao động 2019” quy định Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Theo quy định trên, tranh chấp giữa công ty bạn và người lao động bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước. Theo đó, công ty bạn phải nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động tới hòa giải viên lao động của Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở hoạt động. Thủ tục giải quyết tại hòa giải viên lao động như sau:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Luật sư tư vấn thủ tục và trình tự giải quyết tranh chấp lao động:1900.6568
– Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng.
+ Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
+ Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
+ Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
– Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động, phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 “Bộ luật lao động 2019” mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì công ty bạn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Khi đó công ty bạn có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người lao động đang cư trú để yêu cầu giải quyết.