Để bảo đảm cho các giao dịch dân sự pháp luật dân sự đã đặt ra quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ được xác định phạm vi áp dụng biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm.
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ được bảo đảm là gì?
Nghĩa vụ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến để chỉ những việc mà theo quy định của pháp luật hay vì đạo đức mà bắt buộc phải làm hoặc không được làm đối với xã hội, đối với người khác. Nghĩa vụ mang tính bắt buộc thực hiện hoặc bắt buộc không thực hiện.
Khái niệm về nghĩa vụ dân sự cũng đã được ghi nhận trong các bộ luật dân sự trước đây, ngay trong Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931. Đến nay, tại
Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh từ nhiều căn cứ khác nhau (có thể là sự thỏa thuận, có thể là do quy định của pháp luật), tuy nhiên biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chỉ có thể phát sinh thông qua sự thỏa thuận của các bên trong một giao dịch dân sự. Vì vậy, có thể nói rằng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là những hợp đồn phụ được đặt ra bên cạnh một hợp đồng chỉnh để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính (Sự phát sinh thông qua thỏa thuận cũng mang tính chất tương đối, vì có những hợp đồng dân sự mà pháp luật quy định buộc phải có biện pháp bảo đảm (như hợp đồng cho vay mà bên cho cho vay là Ngân hàng nhà nước)).
Nghĩa vụ được bảo đảm là quan hệ nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ phải bảo đảm bằng tài sản của mình…bao gồm nghĩa vụ chuyển giao vật; chuyển giao quyền, nghĩa vụ trả tiền hoặc giấy tờ có giá, nghĩa vụ thực hiện công việc khác. Người có nghĩa vụ được bảo đảm là người mà nghĩa vụ của họ được bảo đảm thực hiện thông qua biện pháp bảo đảm. Người có nghĩa vụ được bảo đảm có thể đồng thời hoặc không đồng thời là bên bảo đảm. Nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ được xác lập trước khi giao dịch bảo đảm được giao kết.
2. Mối quan hệ giữa biện pháp bảo đảm và nghĩa vụ được bảo đảm:
Quan hệ giữa nghĩa vụ được bảo đảm và biện pháp bảo đảm đã từng là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn. Sự tồn tại của mối quan hệ này tương ứng trong mối quan hệ giữa “hợp đồng chính” và “hợp đồng phụ” đã xuất hiện trong quan điểm pháp lý từ
Hiện tại, với sự ra đời của Nghị định 21/2021/NĐ-CP, mối quan hệ này được biểu thị rõ rệt tại Điều 29, như sau:
– Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm (Khoản 1). Theo quy định này, thì trong hợp đồng bảo đảm có tính độc lập, được xem như một hợp đồng, một giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu, hủy bỏ, đơn phương chấm dứt mà không có sự ràng buộc với các hợp đồng khác.
– Trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì giải quyết như sau: (Khoản 2)
+ Các bên chưa thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm chấm dứt;
+ Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
Ở trường hợp 2, hợp đồng bảo đảm lại có tính phụ thuộc lớn, nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện có thể làm chấm dứt hợp đồng bảo đảm đối với nghĩa vụ được bảo đảm.
3. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm:
Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm được quy định tại Điều 293 Bộ luật dân sự, cụ thể:
“1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.“
Dựa theo quy định trên, tác giả tập trung phân tích một số các điểm cần chú ý sau:
Thứ nhất, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm được xác định dựa trên thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo đảm. Nếu các bên không có thỏa thuận thì nghĩa vụ được bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ, kể cả tiền lãi và tiền bồi thường. Ví dụ: Sau khi giao kết hợp đồng vay tài sản, các bên xác lập với nhau về biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đồng đó thì nghĩa vụ được bảo đảm bảo gồm vốn gốc, tiền lãi, bồi thường (nếu có).
Thứ hai, nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ hiện tại (là nghĩa vụ phát sinh trước khi giao dịch bảo đảm được giao kết); nghĩa vụ trong tương lai (đó là nghĩa vụ phát sinh sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết, chẳng hạn doanh nghiệp B là khách hàng của ngân hàng A thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dung đã được giao kết nhưng trong hợp đồng thế chấp này, các bên có thể thỏa thuận tài sản thế chấp được dùng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ các
Liên quan đến các loại nghĩa vụ được bảo đảm, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lại là có tính phức tạp nhất và chứa đựng những rủi ro nhất định, do đó, cụ thể hơn về nội dung này, Điều 294 Bộ luật dân sự đã dành thêm một điều luật để nói rõ rằng: ” Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.” Điều này nhằm đảm bảo cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm cũng như thực hiện nghĩa vụ được diễn ra thông suốt và đạt đúng mục đích của nó.
Một điểm cần lưu ý, phạm vi bảo đảm của các nghĩa vụ không vượt quá phạm vi của nghĩa vụ được bảo đảm (tức là nghĩa vụ chính)- có thể coi đây là một nguyên tắc trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận phạm vi bảo đảm nhưng thỏa thuận này chỉ trong giới hạn là toàn bộ nghĩa vụ mà thôi. Sự Thỏa thuận bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vượt quá phạm vi nghĩa vụ chính là vi phạm pháp luật dân sự, sự thỏa thuận này sẽ không được pháp luật công nhận và không được bảo đảm bằng cưỡng chế Nhà nước.
Việc giới hạn phạm vi bảo đảm không phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn hay ngang với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm, cho dù giá trị tài sản đưa ra bảo đảm lớn hơn so với giá trị nghĩa vụ dược bảo đảm thì phạm vi bảo đảm cũng không lớn hơn, người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ đã được xác định và chỉ nghĩa vụ này được bảo đảm. Đây cũng là nguyên tắc chi phối và giới hạn quyền tự do thỏa thuận của các bên, nhằm đảm bảo lợi ích của bên có nghĩa vụ.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết: