Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình phải được thẩm định bởi người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng từ đó làm cơ sở xem xét, phê duyệt. Vậy mẫu nội dung thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu nội dung thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình là gì, mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu nội dung thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo:
- 4 4. Những quy định liên quan đến nội dung thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình:
1. Mẫu nội dung thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình là gì, mục đích của mẫu đơn?
Thẩm định theo quy định của
Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình là văn bản với các nội dung liên quan đến việc đầu tư xây dựng, bao gồm tên công trình, tên chủ đầu tư, tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức quản lý dự án….
Mục đích của báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình: báo cáo với các nội dung cần thiết liên quan đến công trình, báo cáo về các nội dung kinh tế, tài chính, kỹ thuật. Do đó chủ đầu tư sử dụng báo cáo này nhằm mục đích làm căn cứ, cơ sở để xem xét và trình người có thẩm quyền quyết địng đầu tư để người có thẩm quyền xem xét và đưa ra quyết định có đầu tư hay không đầu tư.
2. Mẫu nội dung thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
[TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN]
[TÊN CHỦ ĐẦU TƯ]
Số: ………………
………., ngày…tháng….năm….
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ – KỸ THUẬT XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH……….
Kính gửi: …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)…
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
– Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).
(Tên Chủ đầu tư) trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên công trình:……..
2. Tên chủ đầu tư:……..
3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình:…….
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng:…….
5. Địa điểm xây dựng:………
6. Diện tích sử dụng đất:……..
7. Tổng mức đầu tư:…..
8. Nguồn vốn đầu tư:………
9. Hình thức quản lý dự án:……….
10. Thời gian thực hiện:……….
11. Những kiến nghị:………
(Gửi kèm theo
Nơi nhận:
– Như trên,
– Lưu:…
Đại diện chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo:
Người soạn thảo báo cáo thẩm định kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một báo cáo chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức báo cáo, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan có thẩm quyền và tên chủ đầu tư;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện báo cáo, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên
Phần kính gửi là phần quan trọng của báo cáo: báo cáo cần có chủ thể gửi và chủ thể nhận, ở phần này ghi rõ tên của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hay không đầu tư cho công trình;
Tiếp theo là phần căn cứ pháp luật: cần ghi đầy đủ các căn cứ Nghị định, Thông tư, văn bản pháp luật;
Về nội dung báo cáo: người soạn thảo báo cáo cần trình bày đầy đủ các nội dung báo cáo, bao gồm tên công trình, tên chủ đầu tư, tổ chức tư vấn lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức quản lý dự án, thời gian thực hiện, kiến nghị và các nội dung khác nếu có…
Người báo cáo sẽ nộp báo cáo cùng với toàn bộ hồ sơ Báo cáo KTKT và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
Cuối báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình phải có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của đại diện chủ đầu tư nhằm xác nhận việc báo cáo là đúng thẩm quyền và nội dung báo cáo đã được xác nhận là chính xác.
4. Những quy định liên quan đến nội dung thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình:
– Theo quy định tại Điều 55
+ Bản báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm: tên công trình, tên chủ đầu tư, tổ chức tư vấn lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức quản lý dự án, thời gian thực hiện công trình, các ý kiến kiến nghị.
+ Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
+ Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Báo cáo cần được thực hiện đầy đủ và toàn diện về nội dung cũng như các tài liệu kèm theo để thẩm định chính xác các nội dung về kinh tế và kỹ thuật của công trình xây dựng.
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
– Thông tư 18/2010/TT-BXD quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.