Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy và học

Báo cáo thưc hiện nhiệm vụ đổi mới trong dạy và học là hoạt động định kỳ của các thầy cô để tiến hành báo cáo những kết quả đã đạt được và một số hạn chế trong công tác thực hiện nhiệm vụ đổi mới. Vậycách viết báo cáo là gì và hướng dẫn cách viết như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới trong dạy và họcmới nhất.

1. Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới trong dạy và học- vai trò và ý nghĩa

1.1 Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới là gì?

Mẫu báo cáo đổi mới sáng tạo dạy học tiểu học là mẫu văn bản báo cáo được tạo ra để báo cáo về công tác đổi mới sáng tạo dạy học tiểu học. Mẫu nêu cụ thể nội dung báo cáo và các biện pháp đổi mới sáng tạo dạy học. ..

1.2 Mục đích của mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới:

Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy và học tập đưa ra danh sách những giải pháp đổi mới, sáng tạo trong dạy và học và đang thực hiện tại nhà trường, những báo cáo giải pháp đổi mới đã và đang thực hiện có kết quả, chỉ ra các hạn chế, vướng mắc và kiến nghị, . ..

Dựa theo các nội dung có trong mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy và học tập, nhà trường sẽ đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Ngoài ra, mẫu tổng kết lớp của giáo viên chủ nhiệm cũng là một biểu mẫu quan trọng để các thầy cô chủ nhiệm đánh giá lại kết quả hoạt động chủ nhiệm, các thành tích đã làm được và các hạn chế phải khắc phục. Mẫu tổng kết lớp của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp cho thầy cô và học sinh cùng nhìn nhận được kết quả của một năm học và từ đó, sẽ giải quyết được các hạn chế còn tồn đọng trong năm học mới.

2. Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy và học - Mẫu 1:

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA VỚI CHỦ ĐỀ “ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC” NĂM HỌC
....”

Căn cứ công văn số 487B. ......... ngày. ........... của Phòng GD & ĐT và Công đoàn giáo dục. ........... về việc chỉ đạo triển khai phong trào thi đua "Đổi mới sáng tạo trong dạy và học".

Căn cứ công văn số. ........... ngày. ......... của Công đoàn GD. ............ về việc thông báo tình hình triển khai phong trào thi đua với chủ đề "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" năm học. .. -. ...

Căn cứ kế hoạch số. ........ ngày. ........... của Công đoàn và trường........... báo cáo việc triển khai phong trào thi đua năm học. .. -. .. với chủ đề "Đổi mới sáng tạo trong dạy và học.

Công đoàn trường. ......... báo cáo tình hình triển khai phong trào thi đua với chủ đề "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" năm học. .. -. .. như sau

 1. Số lượng các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong dạy và học đã và đang thực hiện tại đơn vị gồm

 8 giải pháp, cụ thể như sau:

 + Có 5 giải pháp đã đã đăng tải theo nhóm, mỗi nhóm có ít nhất từ 3 thành viên trở lên.

 + 2 giải pháp của 2 cá nhân giáo viên đăng ký.

 + 1 giải pháp của nhà trường.

 2. Báo cáo giải pháp đổi mới đã và đang thực hiện có kết quả.

 Nhà trường và Công đoàn đã phối kết hợp đăng ký nội dung đổi mới sáng tạo

 "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" a. Quá trình thực hiện

 - Họp BGH nhà trường và BCH Công đoàn nhất trí với nội dung đăng ký "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" của nhà trường.

 - Xây dựng kế hoạch chi tiết bám sát với tình hình thực tiễn của nhà trường và của đội ngũ cán bộ giáo viên.

 - Triển khai thực hiện theo các tổ, nhóm và các bộ phận có liên quan:

 + Nhóm giáo viên khéo tay sẽ phụ trách việc trang trí các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu lên những cái mẹt đan bằng tre trang trí tại hành lang và khu lan can của từng nhớm lớp.

 + Nhóm sáng tạo: Chịu trách nhiệm sưu tập, cắt gọt, tô màu các chai lọ nhựa và tạo nên các chậu cây trong góc thiên nhiên và khu hành lang của nhóm lớp

 + Các khối lớp: 5 tuổi nghiên cứu và thiết kế các đồ dùng giáo dục thể chất ngoài trời để hình thành nhóm đồ dùng ngoài trời, khối 3 tuổi thiết kế đồ dùng từ lốp xe đạp, khối 4 tuổi sưu tầm và thiết kế các góc thiên nhiên và khu trồng cây của bé. ..

 + Khối nhà bếp sưu tầm và thiết kế các nhóm cây nhỏ, thích hợp trong môi trường mẫu giáo để trang trí trong góc thiên nhiên. ..

 + Riêng mỗi nhóm lớp có thể điều chỉnh cách bố trí những góc vui chơi và trang trí để lựa chọn hình ảnh và đồ dùng phù hợp cả trong và ngoài nhóm lớp của bé.

 + Khối mẫu giáo: Xây dựng góc chợ dân gian của bé.

 - BGH nhà trường luôn bám sát từng nhóm trong quá trình thực hiện để kiểm tra, chỉ đạo, chỉnh sửa và hướng dẫn từng nhóm nhằm đạt được kết quả và chất lượng cao nhất.

 - Nghiệm thu và đánh giá hiệu quả của các tổ nhóm sau quá trình thực hiện.

 - Tuyên dương, khen thưởng các nhóm và các cá nhân có nhiều thành tích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. b. Kết quả đạt được.

 - 100% các nhóm lớp đã biết bố trí sắp xếp trong nhóm lớp của mình hợp lý, hình ảnh tranh trí, hài hoà, hấp dẫn, đẹp mắt lôi cuốn sự quan tâm của trẻ đối với toàn bộ các hoạt động ở trường MN.

 - Số lượng đồ dùng vui chơi trong mỗi nhóm lớp tăng lên.

 - Số lượng đồ dùng giáo dục thể chất ngoài trời tăng lên

 - Cảnh quan sư phạm nhà trường có sự chuyển biến tích cực, đã tạo nên màu sắc xanh tươi của các khóm cây trong góc thiên nhiên và trong khu hành lang của nhóm lớp với những hình ảnh dễ thương trên chiếc mẹt bằng tre kích thích sự tò mò của trẻ thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh khi cho con đến lớp.

 - Trẻ hứng thú và muốn được đến trường mỗi ngày.

 - Môi trường giáo dục là công cụ hỗ trợ hữu hiệu đối với những hoạt động dạy học của giáo viên nhất là trong các tiết Hoạt động ngoài trời và hoạt động tăng thời lượng vận động cho bé ở trường mẫu giáo.

 3. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất

a. Thuận lợi

 - Được sự đoàn kết, thống nhất cao giữa BGH và BCH Công đoàn nhà trường trong quá trình thực hiện.

 - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện.

 - Đội ngũ giáo viên tích cực trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo và sẵn sàng nhận và thực hiện tốt nhiệm vụ. b. Khó khăn

 - Diện tích nhà trường còn nhỏ, chật và thiếu so với quy định khiến việc triển khai xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không được thoả sức sáng tạo theo yêu cầu.

 - Quy hoạch trường và các nhóm lớp đã lạc hậu dẫn đến sự khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động dạy và học của trẻ.

 4. Đề xuất

 - Đề nghị Các cấp chính quyền sớm hoàn tất thủ tục để chuyển địa điểm nhà trường đến khu đất mới đạt được tiêu chuẩn về diện tích trong tương lai.

3. Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy và học - Mẫu số 2:

SỞ GD&ĐT .........

TRƯỜNG THPT ............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ..../KH - TĐKT

..........., ngày ... tháng ... năm 20....

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC” NĂM HỌC.....”

Căn cứ công văn số. ....... SGDĐT-VP ngày. .. /. ... /Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" và công tác khen thưởng năm học. ...

 Căn cứ nhiệm vụ năm học, Trường THPT. ............ xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" như sau:

 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1.1 Mục đích

 Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" năm hhọc. ..

 Khơi dậy tinh thần Đổi mới sáng tạo của các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với công tác dạy học, giáo dục, quản lý và nghiên cứu khoa học;

 Phát huy tinh thần tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập;

 Phát hiện, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô hình mới, phương pháp mới nổi bật trong dạy và học, qua đó lan toả rộng rãi, tạo sự chuyển động mới, mạnh mẽ trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

 1.2 Yêu cầu

 Thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" phải gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với "Xây dựng người thầy Mẫu mực - Tận tuỵ - Sáng tạo" và các phong trào thi đua, các cuộc vận động khác của nhà trường trong năm học.

 Việc bình xét khen thưởng phải kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, đúng quy trình, công khai, minh bạch và đúng trình tự thủ tục; bảo đảm việc thi đua, khen thưởng có tác dụng nêu gương giáo dục, có sức lan toả trong nhà trường và toàn xã hội, thành tích đến đâu khen thưởng đến đấy, không để việc khen thưởng nhiều nhưng kết quả công việc lại chuyển biến chậm chạp, hiệu quả thấp.

 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG THI ĐUA VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

 2.1 Đối tượng

 Tổ Chuyên môn, văn phòng; cán bộ quản lý; giáo viên; nhân viên và học sinh trong toàn nhà trường.

 2.2 Nội dung thi đua:

Xây dựng môi trường giáo dục xanh sạch, đẹp, văn minh, an toàn

Thực hiện tốt việc kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội; trường, lớp sạch đẹp, có nhà vệ sinh và hệ thống cây xanh sạch sẽ đẹp thoáng mát an toàn ; tổ chức tốt các hoạt động Ngoài giờ lên lớp và tăng cường hoạt động trải nghiệm, sáng tạo để rèn luyện kĩ năng sống và bảo vệ môi trường cho học sinh; tăng cường giáo dục về tinh thần yêu nước, đạo đức lối sống và các giá trị nhân văn, hướng học sinh đến Chân - Thiện - Mỹ; học sinh tham gia bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh nhà trường, gia đình và cá nhân.

Đổi mới dạy và học, kiểm tra, đánh giá

Thực hiện tốt công tác truyền thông để tạo sự quan tâm của xã hội đối với đổi mới giáo dục, có giải pháp sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực trong quản lý và giáo dục học sinh; đổi mới nội dung và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học để học sinh tự tin, năng động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạt hiệu quả cao; đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học. ..

Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, kiểm tra và đánh giá

Tạo động lực và khích lệ giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học để có ý tưởng sáng tạo, ứng dụng có hiệu quả và có tầm ảnh hưởng lớn.

Ứng dụng CNTT thông qua xây dựng chương trình và sách giáo khoa; ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiệu quả, hỗ trợ học sinh tiếp thu áp dụng tốt; định hướng và phát triển kỹ năng sống, năng lực xử lý tình huống trong thực tiễn cuộc sống của học sinh.

 Tích cực tham gia SHCM trên trang mạng "Trường học kết nối".

 2.3. Tiêu chí đánh giá

 2.3.1 Đối với tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua đạt hiệu quả cao, được; thật sự là nơi rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện để các giáo viên phát huy năng lực sáng tạo thông qua việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm sáng tạo; thu hút được nhiều cá nhân tích cực tham gia thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy và học.

Đặc biệt qua các năm học, mỗi tổ chuyên môn tạo ra được chuyển biến mới, tiến bộ mới, xây dựng được chuẩn mực mới trong tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo và tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.

 2.3.2. Đối với cá nhân

 - Cán bộ quản lý

Tập thể được phân công quản lý phải là tập thể có phong trào thi đua đạt hiệu quả cao; tích cực và có nhiều biện pháp đổi mới sáng tạo trong công tác quản lý; thực hiện nhiệm vụ và tổ chức hoạt động giáo dục được tập thể khen thưởng;

 Giáo viên

Có nhiều đổi mới, sáng tạo và sáng kiến mới trong việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học được tập thể khen thưởng; có phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp tốt, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp và thực hiện tốt việc phổ biến chủ trương đổi mới giáo dục cho học sinh và toàn xã hội.

3. PHÁT HIỆN LỰA CHỌN GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, TỔ CHỨC BIỂU DƯƠNG TÔN VINH CÁC ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, MÔ HÌNH MỚI, NHÂN TỐ MỚI TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA ĐỂ TÔN VINH, KHEN THƯỞNG

Đối với học sinh: 

Định kỳ hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn và cùng với học sinh nhà trường tổ chức bỏ phiếu lựa chọn cá nhân học sinh đề xuất nhà trường khen thưởng; GVCN đề xuất khen thưởng các học sinh có sản phẩm sáng tạo trong học tập các môn; sản phẩm hoạt động giáo dục Kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động thư viện (GVCN phối hợp với cán bộ thư viện đề xuất), hoạt động Đoàn (GVCN phối hợp với Đoàn thanh niên đề xuất), MC tổ chức các hoạt động tập thể, sản phẩm hoạt động sáng tạo tại nhà. .. thông qua tổ chuyên môn thẩm định minh chứng sản phẩm, tổ tập hợp đề xuất nhà trường khen thưởng theo từng tháng. (Danh sách khen thưởng và sản phẩm gửi tại bộ phận Chuyên môn và theo Email: . [email protected] trước ngày. ... /. ..... /20. ....) 

 Đối với cán bộ, giáo viên:

 Kết thúc học kỳ, cuối năm học, từng tổ lựa chọn cá nhân có nhiều đổi mới sáng tạo trong dạy và học hoặc có thành tích nổi bật trong công tác bồi dưỡng học sinh xuất sắc, học sinh giỏi tổ chức thẩm định minh chứng, sản phẩm khen thưởng kịp thời. Các tổ chuyên môn gửi danh sách điển hình tiêu biểu, tiên tiến kèm theo tóm tắt thành tích tiêu biểu, sản phẩm, minh chứng chi tiết về bộ phận Chuyên môn và theo địa chỉ Email: . [email protected] trước thời hạn. ... /. ..... /20. ....) để trường tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng có sự lan toả ra toàn hệ thống.

 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Nhà trường

Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai phong trào thi đua đến từng cán bộ, giáo viên và học sinh; phổ biến nội dung thi đua và tiêu chí đánh giá bảo đảm hiệu quả thực chất nhân kiểm tra giám sát từng tổ chuyên môn về kết quả thực hiện phong trào thi đua; đánh giá, thẩm định minh chứng sản phẩm đổi mới sáng tạo và lựa chọn các tập thể tổ và cá nhân điển hình, thành tích trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng tổng kết năm đồng thời tham mưu đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng; Tổ chức tổng kết phong trào thi đua và giới thiệu, tuyên truyền nhân rộng các mô hình trên Website của nhà trường và gửi tin bài qua Phòng Giáo dục và Đào tạo, đài địa phương.

Tổ Chuyên môn

Triển khai thực hiện phong trào thi đua; sưu tầm, lưu trữ minh chứng sản phẩm (khuyến khích có hình thức lưu trữ sáng tạo tham mưu hiệu quả); đánh giá sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; lựa chọn cá nhân có thành tích đổi mới sáng tạo trong dạy và học, tổ chức thẩm định minh chứng sản phẩm và đề xuất trường khen thưởng; xây dựng tin bài đăng tin kịp thời.

 Giáo viên

Tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu, dũng cảm đổi mới sáng tạo trên tinh thần định hướng đổi mới của Bộ; sáng tạo và phối hợp chặt chẽ với nhà trường nhằm tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua đổi mới sáng tạo trong học sinh, biểu dương khen thưởng động viên học sinh tích cực.

 Trên đây là kế hoạch thực hiện phong trào thi đua đổi mới sáng tạo năm học 2019 - 2020. Các tổ trưởng nghiên cứu và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả.

Nơi nhận:

  • BGH;
  • Các tổ (để thực hiện);
  • Lưu VP.

HIỆU TRƯỞNG/PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

.......

4. Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy và học -  Mẫu số 3:

SỞ GD&ĐT ............

TRƯỜNG THPT ...............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ..../KH - TĐKT

..........., ngày ... tháng ... năm 20....

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC” NĂM HỌC.....”

"Lớp học thân thiện" là lớp học luôn có những tình thương yêu, tôn trọng và gắn kết với học sinh. Luôn có sự chia sẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và làm công tác quản lý lớp. .. của trường TH & THCS, tôi đã nghiệm ra rằng: Để xây dựng được "trường học thân thiện" trước hết cần xây dựng "Lớp học thân thiện" và có "Lớp học thân thiện" rồi mới có "Trường học thân thiện". Nên tôi đã gặp được một vài thuận lợi và khó khăn nhất định sau.

 I. Thuận lợi

Nhà trường đạt trường Chuẩn quốc gia, lớp học khang trang đảm bảo theo quy định, được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường. Các em học sinh trong lớp chăm ngoan, học có hứng thú với những hoạt động học tập trong nhà trường. Phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của con.

 II. Khó khăn:

Một bộ phận nhỏ học sinh có lối sống ít quan tâm chăm sóc, thiếu tính tự lập, không chăm ngoan, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức học tập và tự rèn không cáo.

Học sinh thuộc diên hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều. Phần lớn cha mẹ các em đi làm xa quê nên có học sinhkhông được sống cùng cha mẹ mà lại ở với ông, bà cho nên các em không quan tâm nhiều đến chuyện học tập. Bên cạnh đó học sinh trong lớp còn đồng có nhiều học sinh khuyết tật hoà nhập. Từ những nguyên nhân và điều kiện thực tế như trên bản thân đưa ra một số biện pháp "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực" có hiệu quả cao đối với sự nghiệp giáo dục như sau:

 III. Các biện pháp

 Biện pháp 1: Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

Thường xuyên tâm sự với học sinh trong các giờ ra chơi hay giờ giải lao nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng em. Tìm hiểu xem các em có biết cách làm của bạn A, bạn B đó như thế nào không và vì sao? Khuyên các em không được đối xử không tốt với những bạn trong lớp, đặc biệt đối với các bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chúng ta cần quan tâm và giúp đỡ bạn nhiều hơn nữa. .. Trong dạy học tích cực đổi mới và vận dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phù hợp với các đối tượng học sinh, tạo không khí tiết học vui tươi và thân thiện

Ví dụ: Trong tiết học có học sinh chưa thực sự hiểu bài nhưng xấu hổ không dám phát biểu. Tôi khuyến khích em dám hỏi vì "Mình chưa hiểu thì nói không sợ chi". Hoặc đến giờ ngữ pháp nếu em viết quá nhiều lỗi tôi cũng bắt các em đọc nhiều lần, đọc như thế các em sẽ thuộc chữ. Viết thêm nhiều chữ vào giấy nháp. Ở nhà mỗi em có một quyển rèn chữ viết riêng cuối mỗi tuần mang lên lớp tôi đọc và nhận xét. Trong tiết kể bạn lặp lại câu chuyện nhiều lần trước lớp, nhằm rèn kĩ năng nói trước đám đông, bình tĩnh và tự tin, nói nhiều hơn nữa. Với tiết Toán bạn đánh giá và nhận xét bài của bạn ví dụ: bạn làm không tốt nhưng theo em cách giải và kết quả là chưa đúng, nhưng không nói là bạn giải khác đi và cùng bạn bàn bạc tìm giải pháp phù hợp. Ngoài ra còn có thái độ thân thiện với học sinh, thường xuyên động viên các em làm cho các em có cảm nhận cô giáo như người mẹ thứ hai của em. Các em không có cảm giác sợ hãi nữa thay vào đó là sự gần gũi, thân thiện của cô và trò.

Với học sinh chưa hoàn thành tôi phân công những bạn học tốt giúp đỡ trong giờ lên lớp và giờ ngoại khoá. Bên cạnh đó còn xây dựng những câu lạc bộ học tập như "Đôi bạn cùng tiến", "nhóm học tập" giúp các nhóm học tập cùng tiến bộ. Cuối mỗi tuần tôi kiểm tra và ghi nhận sự tiến bộ của nhóm và những học sinh được giúp đỡ. Nếu em nào có sự tiến bộ vượt bậc dù sự tiến bộ chỉ là rất nhỏ cũng biểu dương và được tặng phần quà nho nhỏ. Qua đó các em cảm thấy được sự tiến bộ của em đã được tập thể lớp và cô công nhận qua đó mỗi em sẽ nỗ lực hơn nữa.

Đặc biệt trong lớp tôi đang giảng dạy có 2 học sinh khuyết tật khác. Tôi đã xếp các em học cùng với bạn tôi, mua giấy tập tô và bút giúp các em tô. Bên cạnh đó xin ý kiến BGH nhà trường kêu gọi giáo viên cùng học sinh quyên góp áo quần và sách vở. Nhắc nhở học sinh trong lớp thường xuyên giúp đỡ những bạn khác và tích cực chào hỏi một cách thân thiện không phân biệt, hướng dẫn bạn cách chào trò chuyện bằng tập tô v.v

Biện pháp 2: Tổ chức lớp học.

Kết hợp với cha mẹ học sinh làm một số kệ, tủ nhỏ treo những tác phẩm của học sinh như những đoạn văn, bài thơ ngắn, bức tranh vẽ hay những đồ dùng học tập khác. Có phần "Điều em muốn nói" giúp các em bày tỏ những suy nghĩ và những mong muốn của em trong học tập cũng như trong cuộc sống với các bạn trong lớp và thầy cô của em.

Biện pháp 3: Công tác chủ nhiệm

Nắm bắt, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, cá tính, nghề nghiệp, sở thích, . .. của mỗi học sinh. Xây dựng nội quy lớp học ngay ngày đầu vào trường. Thường xuyên có mặt trên lớp 15 phút đầu giờ kiểm tra, giúp học sinh tập viết chữ và thực hiện tốt nội quy chung

Ví dụ: Với các học sinh không hoàn thành của lớp tôi giao việc hợp lý và tạo điều kiện giúp các em hoàn thành công việc và tự tin với bản thân là "Mình cũng có thể học tập tốt hơn những bạn kia" Kịp thời động viên, khen thưởng và biểu dương các tấm gương người tốt, việc tốt, vượt khó học tốt và các học sinh có tiến bộ trong học tập, động viên và khuyến khíchcác em. Tạo điều kiện để các em phấn đấu phát huy.

Đối với học sinh khuyết tật tôi hay gần gũi hỏi chuyện giúp các em bộc lộ cảm súc và nguyện vọng của bản thân mỗi lúc đến lớp.

Tạo môi trường học tập thật thân thiện, từ việc trang trí lớp đến việc dạy học và những hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy hiệu quả tính tích cực và chủ động của từng học sinh. Nhẹ nhàng động viên và sửa sai cho học sinh khuyết tật, thường xuyên giúp các em mạnh dạn tự tin và vượt lên được chính bản thân.

Phối hợp với cha mẹ học sinh đồng nhất quan điểm giáo dục, ngoài giáo dục kiến thức ra còn tạo cho các em quyền được vui chơi như: tham gia những hoạt động vui chơi, sinh nhật tập thể. ..

Ngoài ra trong lớp cũng phát động những phong trào như: "Nói điều hay, việc tốt" hay "gọi bạn xưng mình". .. Để qua việc hình thành ở các em tình cảm thân thiện với giáo viên trong học tập, trong ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô giáo qua việc giúp đỡ các em nhiều hơn trong học tập cũng như việc phát biểu những ý kiến ở trong lớp. ...

 Biện pháp 4: Tham gia các hoạt động tập thể:

Đối với trẻ tiểu học các em đặc biệt thích tham gia những hoạt động tập thể "Học mà chơi - chơi mà học". Ngoài những hoạt động trong giờ học các em được tham gia như chơi một số trò chơi dân gian doLiên Đội trong nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể như: Nhảy dây; Bay trên không; Đánh cờ. ...

Bên cạnh đó các em thường xuyên chăm sóc vườn cây trong khuôn viên trường được Xanh tươi, sạch, đẹp Cùng với Đội của nhà trường các em tham gia chăm sóc nhà tưởng niệm liệt sĩ của xã mình, dọn rác và thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Qua đó giáo dục các em lòng yêu thương quê hương đất nước và biết ơn các anh hùng liệt sĩ, từ đó các em sẽ nỗ lực hơn nữa trong học tập.

 Biện pháp 5: Phối hợp với cha mẹ học sinh

Ngay buổi gặp phụ huynh đầu năm học tôi đã tuyên truyền về mục tiêu và ý nghĩa "Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực" giúp cha mẹ biết được một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và lành mạnh để có thể tạo được cảm giác an toàn và thoải mái đối với học sinh mỗi ngày đến trường. Cha mẹ học sinh cũng tâm đắc đã tạo điều kiện giúp con tham gia những hoạt động tập thể, Quan trọng hơn nữa là có một số phụ huynh thường xuyên đến lớp gặp gỡ tôi để nắm tình hình học tập của con và tập thể lớp cùng có biện pháp phối hợp giúp các em học tập tiến bộ và đồng hành cùng tôi trang trí lớp học. Bên cạnh đó họ phối hợp với tôi bằng những tình cảm đặc biệt để động viên khích lệ 2 em học sinh khuyết tật bằng phần quà nhỏ

 IV. Kết quả đạt được

Qua năm học. ............. tôi đã áp dụng những biện pháp trên tại lớp. ......... trường TH & THCS. ........... tôi đã thu được hiệu quả như trên.

Về: Xây dựng mối quan hệ thân thiện. Học sinh đã phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạotrong học tập, dám phát biểu quan điểm và bày tỏ những tâm tư nguyện vọng của bản thân trong học tập và cả với bạn bè. Tích cực giúp đỡ bạn chưa hoàn thành giữa giờ học và giờ chơi. Thực hiện có hiệu quả mô hình học tập mới "Đôi bạn cùng tiến", mô hình học tập ở lớp cũng như tại nhà.

Các nhóm, cá nhân học sinh có những thành tích tuy chỉ là rất khiêm tốn cũng được tuyên dương trước lớp và được tặng món quà nho nhỏ như (gói kẹo, chiếc bút, cục tẩy)

Học sinh khuyết tật hoà nhập (1 em nói được nhưng không đọc được chữ và số đã học viết số và chữ theo mẫu. 1 em từ không biết nói đã đọc và viết nhưngđã có thể nói được 1 đến 2 tiếng đã biết và đọc được 29 chữ cái và các con số từ 1 đến 100, xem mẫu viết đã đọc được chữ, số)

Sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, và hiệu quả.

 Về: Hoạt động ngoại khoá. Học sinh thực hiện tốt nội quy hoạt động tập thể và thực hiện đúng nội quy của trường và lớp học. Biết tự tay chuẩn bị các phần quà để tặng lại ông, bà, bố mẹ, anh chị nhân các ngày lễ hoặc dịp sinh nhật.

 Biết tổ chức sinh hoạt lớp có tổng kết, đánh giá, bình xét thi đua, bầu khen thưởng và tuyên dương kịp thời dưới sự cố vấn của cô giáo chủ nhiệm.

 Về: Tham gia hoạt động tập thể: Học sinh thích tham gia những hoạt động tập thể như biểu diễn văn nghệ, hoạt động thể thao. Bồn hoa của lớp nhận chăm luôn Tươi, sạch, đẹp tham gia dọn dẹp khu nghĩa trang liệt sỹ của trường mình để làm vệ sinh và đặt hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.

 Về: Phối hợp với phụ huynh học sinh. Phụ huynh thường đến lớp gặp trực tiếp giáo viên hoặc trao đổi bằng điện thoại di động nắm tình hình học củacon em và có biện pháp phối hợp giúp con em học tốt và đồng hành với nhà trường tổ chức lớp học. Bên cạnh đó là tặng quà cho 2 em học sinh khuyết tật

 Cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường tổ chức sinh nhật tập thể cho mỗi em học sinh ít nhất 3 lần/năm mỗi em sinh nhật được tặng món quà nho nhỏ như: chun buộc tóc, đôi bông tai

 Tập thể lớp đạt: lớp Giỏi; chi đội đạt lớp Xuất sắc.

 Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân và thực tiễn lớp học của tôi đạt được trong năm học. .............. mới chỉ với kinh nghiệm bản thân và lòng nhiệt tình yêu công việc của mình tôi không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong có những đóng góp quý báu của các đồng chí giúp tôi có phương pháp mới, sáng tạo hơn để đóng góp tốt nhất cho công tác giáo dục.

 Tôi xin trân trọng cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG

KT. HIỆU TRƯỞNG

P. HIỆU TRƯỞNG

Người viết báo cáo

5. Biện pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đổi mới trong dạy và học:

Tăng cường nề nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác trong đơn vị. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, đạo đức sống và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân với đất nước và cộng đồng của học sinh. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào khác của ngành với các hoạt động phong phú, hiệu quả, phù hợp với cơ quan, đơn vị và gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức và kỹ năng sống của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh.

 - Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí. Đề cao tính đổi mới và sáng tạo trong quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tập trung đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả công tác quản lí theo hướng tăng cường phân

 9 cấp quản lí, thực hiện quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục gắn với việc nâng cao năng lực quản lý nhà trường và trách nhiệm xã hội của đơn vị, triển khai thực hiện kế hoạch dưới sự giám sát của cộng đồng và kiểm tra của cấp trên.

 - Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, trước hết chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt, tăng cường công tác bồi dưỡng định kỳ và tự bồi dưỡng của giáo viên, nâng cao hiệu quả việc đổi mới hoạt động tổ/nhóm chuyên môn, tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nhiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.

 - Tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng tốt nghiệp; đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường nhằm từng bước thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

 - Tăng cường sử dụng trang thông tin điện tử của từng nhà trường, tích cực sử dụng

 CNTT trong quản lý hoạt động dạy học; tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và khai thác hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

 - Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra chéo và đánh giá, kiểm tra chất lượng giáo viên và học sinh theo chuẩn nghề nghiệp.

 - Làm tốt công tác chuyên môn, chủ động đề xuất với các cấp chính quyền triển khai đầu tư xây dựng và nâng cấp nhà hiệu bộ và các phòng học bộ môn theo quy hoạch tổng thể trường hướng tới xây dựng trường xanh - sạch - đẹp và trường chuẩn Quốc gia. Tiếp tục vận động mọi nguồn vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo CSVC và mua sắm các thiết bị phòng học bộ môn và các phòng chức năng khác. 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )