Quyền và nghĩa vụ người giám hộ con chưa thành niên. Ký hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp khi có người thừa kế.
Quyền và nghĩa vụ người giám hộ con chưa thành niên. Ký hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp khi có người thừa kế.
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ là người giám hộ cho đưa con chưa đủ tuổi thành niên theo văn bản khai nhận di sản thừa kế. Muốn chuyển nhượng phần vốn được hưởng của người con trong giấy phép đăng ký kinh doanh Nhưng nhân viên bên Sở KH & ĐT TP.HCM nói người mẹ không được quyền ký hồ sơ chuyển nhượng vốn của người con. Xin hướng dẫn giúp đỡ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 quy định người giám hộ đương nhiên như sau:
“Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”
Như vậy mẹ là người giám hộ đương nhiên của con. Nghĩa vụ của người giám hộ với người chưa đủ 15 tuổi gồm:
– Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Quản lý tài sản của người được giám hộ.
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
>>> Luật sư tư vấn quyền và nghĩa vụ người giám hộ con chưa thành niên: 1900.6568
Nghĩa vụ của người giam hộ với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gồm:
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Căn cứ Điều 59 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền của người giám hộ gồm:
– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
– Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
– Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, nếu bạn chứng minh được giao dịch này là giao dịch vì lợi ích của người được giám hộ thì người giám hộ có quyền ký hồ sơ, việc sở kế hoạch và đầu tư trả lời người mẹ – người giám hộ không thể ký