Mua lại điện thoại do người khác cướp giật có vi phạm pháp luật không? Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Mua lại điện thoại do người khác cướp giật có vi phạm pháp luật không? Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sư tư vấn. Tôi làm nghề buôn bán diện thoại cũ. Hôm nọ tôi có mua 4 con máy của 1 người chỉ quen mặt không biết tên cũng không biết địa chỉ của họ. Trong vòng 10 ngày họ bán 4 con. Giờ mới biết họ là dân tội phạm cướp giật. Cho tôi hỏi như vậy tôi có phạm phát không. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999.
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn mua 4 chiếc điện thoại của 1 người lạ và đó là những chiếc điện thoại do người đó cướp giật mà có, đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác, do đó, chiếc điện thoại là vật chứng của hành vi phạm tội.
Việc bạn mua những chiếc điện thoại này có phạm pháp hay không phụ thuộc vào hành vi của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không? Do bạn không trình bày rõ nên sẽ chia các trường hợp sau:
+ Thứ nhất, bạn không biết những chiếc điện thoại này do cướp giật mà có, bạn không biết người cầm đồ là người phạm tội thì việc bạn mua 4 chiếc điện thoại đó không phải hành vi vi phạm và bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, bạn sẽ được trả lại số tiền đã bỏ ra để mua 4 chiếc điện thoại đó.
+ Thứ hai, bạn biết rõ 4 chiếc điện thoại mà bạn mua là tài sản do cướp giật mà có nhưng vẫn thực mua lại và tiêu thụ cho họ. Bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau:
>>> Luật sư tư vấn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: 1900.6568
"Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."
Theo đó, bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy theo hành vi phạm tội.
Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003 về việc xử lý vật chứng thì vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước. Như vậy, đối với những chiếc điện thoại mà bạn mua từ người phạm tội sẽ được trả lại cho chủ sở hữu của chúng hoặc sung quỹ Nhà nước.