Tố cáo hành vi của người mượn xe nhưng không trả. Bạn tôi có mượn xe, có nói đi một lát nhưng đến nay là đã hơn 20 ngày nhưng bạn tôi không thấy trả.
Tố cáo hành vi của người mượn xe nhưng không trả. Bạn tôi có mượn xe, có nói đi một lát nhưng đến nay là đã hơn 20 ngày nhưng bạn tôi không thấy trả.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cho em hỏi một vấn đề như sau: bạn em có mượn xe em bảo đi một lát nhưng bây giờ đã hơn 20 ngày chưa thấy trả. Vậy bây giờ em có thể kiện bạn em theo tội gì để có thể lấy lại xe được xe, xe của em là xe chính chủ. Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
2. Giải quyết vấn đề
Theo Điểu 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng cho thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Căn cứ theo đó, việc bạn cho mượn xe được coi là giao kết một hợp đồng cho mượn tài sản.
Khoản 3 Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản
"Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả."
Theo như giao kết của bạn, thì bạn bạn sẽ mượn thời gian ngắn, rồi sẽ trả lại xe cho bạn, nhưng đã sau 20 ngày vẫn chưa trả xe, tức nghĩa bạn mượn xe đã vi phạm nghĩa vụ của bên mượn tài sản. Đồng thời, hành vi trên còn có thể cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Để xác định tội danh của người mượn xe, cần xác các yếu tố cấu thành tội phạm, có hai trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp: bạn của bạn mượn xe và có mục đích chiếm đoạt ngay từ đầu, thì sẽ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bố sung năm 2009:
Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định như sau:
– Mặt khách quan: Về hành vi, có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
+ Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động… và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
+ Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
– Dấu hiệu khác: Giá trị tài sản từ hai triệu đồng trở lên.
– Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiệm tội phạm với lỗi cố ý. Tuy nhiên cần lưu ý: người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.
– Chủ thể: Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi.
>>> Luật sư tư vấn về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 1900.6568
Trường hợp: bạn của bạn mượn xe và có mục đích chiếm đoạt sau đó, thì sẽ có thể cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bố sung năm 2009, cụ thể:
– Mặt khách quan: Hành vi phạm tội vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc không có khả năng trả lại. Nếu có dấu hiệu gian dối, sau khi nhận được tài sản, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý.
– Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý.
+ Mục đích bắt buộc của người phạm tội là mong muốn được chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, mục đích này có sau khi người phạm tội có được tài sản thông qua một giao dịch hợp pháp
– Mặt khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Chủ thể: Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi.
Trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố cáo đến cơ quan công an nơi người đó cư trú, việc xác định xem hành vi nêu trên có cấu thành tội phạm hay không phụ thuộc vào việc xác minh, điều tra của cơ quan công an. Nếu không có dấu hiệu của tội phạm, bạn của bạn vẫn không chịu trả xe thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để yêu cầu kiện đòi tài sản.