Khởi kiện yêu cầu đòi lại đất do người khác lấn, chiếm trái phép. Trình tự, thủ tục khởi kiện tại tòa án về tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật năm 2017.
Khởi kiện yêu cầu đòi lại đất do người khác lấn, chiếm trái phép. Trình tự, thủ tục khởi kiện tại tòa án về tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật năm 2017.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty chúng tôi có một vùng đất rừng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có kèm theo quyết định và bản đồ địa chính khu đất có thời hạn sử dụng đến 06/01/2058. trong đó có một số hộ dân xâm chiếm canh tác trái phép đã gần 10 năm nay. Công ty đã nhiều lần phối hợp với xã sở tại để giải quyết bằng biện pháp hòa giải, thương lượng nhưng các hộ vẫn cố tình không hợp tác làm việc hoặc không trả lại đất cho công ty chúng tôi. Vậy theo luật sư có nên khởi kiện ra tòa không, và thủ thục khởi kiện như thế nào, bắt đầu từ đâu xin hỏi luật sư. Kính mong được giải đáp?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
2. Giải quyết vấn đề:
Khoản 1, Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
[…]"
Bạn có trình bày Công ty chúng bạn có một vùng đất rừng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có kèm theo quyết định và bản đồ địa chính khu đất có thời hạn sử dụng đến 06/01/2058. Như vậy, Theo quy định của pháp luật thì công ty bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì có quyền sử dụng, khai thác phần đất trong diện tích giấy chứng nhận theo đúng mục đích và theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có hộ gia đình đã lấn chiếm, canh tác trên đất đó, công ty đã nhiều lần phối hợp với xã sở tại để giải quyết bằng biện pháp hòa giải, thương lượng nhưng các hộ vẫn cố tình không hợp tác làm việc hoặc không trả lại đất cho công ty bạn. Trong trường hợp này, công ty bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai: 1900.6568
Căn cứ Điều 203
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Như vậy, trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để giải quyết tranh chấp. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nội dung của đơn được quy định tại khoản 4, Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Kèm theo đơn khởi kiện bạn phải nộp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Các vấn đề sau đó thực hiện theo thông báo, yêu cầu của Tòa án.