Quy định bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn đường sắt. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do va chạm giữ ô tô và tàu đường sắt.
Quy định bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn đường sắt. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do va chạm giữ ô tô và tàu đường sắt.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn giúp. Vừa qua xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt giữa đoàn tàu hàng 54553 và ô tô qua đường sắt không chú ý quan sát (qua lối đi dân sinh có cắm biển báo "Chú ý tàu hỏa"). Hậu quả: Tàu hàng bị trật bánh 3 trục của đầu máy, hỏng đoạn đường sắt. Về thiệt hại của đầu máy rất nặng nề. Xin luật sư tư vấn để giải quyết bồi thường thiệt hại do ô tô gây ra với ngành đường sắt. Xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề
Thông thường đối với đường sắt nằm trong khu vực dân cư phải có barie hoặc rào chắn ngang, khi có tín hiệu tàu sắp đến thì phải có tín hiệu để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt đồng thời phải có người bên phía đường sắt luôn túc trực để xử lý khi tàu đi đến. Bạn không nói rõ, ở chỗ bạn có đảm bảo đủ điều kiện như trên hay không?
Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định bên nào có lỗi trong việc xây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức khác thì phải bồi thường. Trong một số trường hợp phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi.
Để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại, cần phải xác định lỗi thuộc về bên nào? Nếu trường hợp lỗi thuộc về phía ô tô, khi có tín hiệu dừng lại nhưng không chấp hành tín hiệu đèn, vẫn cho phương tiện chạy qua đường sắt thì người điều khiển xe ô tô phải bồi thường thiệt hại. Nếu lỗi thuộc về ngành đường sắt do không bố trí tín hiệu đèn, biển báo giao thông mà gây ra tai nạn thì ngành đường sắt phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp do nguồn nguy hiểm cao độ thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại trừ trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiệt hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.
Theo thông tin bạn cung cấp, xảy ra vụ va chạm giữ ô tô và tàu hỏa đường sắt, khi tàu chở hàng đang chạy, đã có biển báo cảnh báo, tuy nhiên, do ô tô không chú ý quan sát đâm vào tàu, lỗi vi phạm thuộc về người điều khiển ô tô, khi đã có tín hiệu đèn yêu cầu dừng lại nhưng vẫn cố tình đi qua, sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm với hành vi vi phạm của mình.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bồi thường thiệt hại tai nạn đường sắt: 1900.6568
Việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ dựa theo quy định tại điều 585 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
+ Tài sản bị mất, hư hỏng;
+ Lợi ích gắn với việc sử dụng tài sản và chi phí khắc phục tình trạng của tài sản.
+ Các chi phí khác theo quy định.