Hưởng lương hưu vào năm 2017 để có lợi hơn. Đủ tuổi hưởng lương hưu chưa đủ năn đóng bảo hiểm.
Hưởng lương hưu vào năm 2017 để có lợi hơn. Đủ tuổi hưởng lương hưu chưa đủ năn đóng bảo hiểm.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh năm 1962 là giáo viên Tiểu học. Sẽ nghỉ hưu vào tháng 9 năm 2017.Và đã tham gia đóng BHXH 17 năm 4 tháng.Trường hợp của tôi thuộc diện đã công tác đủ tuổi (55 tuổi) nhưng chưa hình như số năm đóng BHXH như trên là chưa đủ. Như vậy đến tháng 9 năm 2017 tôi nghỉ hưu thì có được nhận lương hưu, hay phải đóng thêm tiền BHXH để đủ điều kiện nhận lương hưu? Tôi rất mong được tư vấn. Xin cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là giáo viên tiểu học nên theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì có thể hiểu bạn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
…"
Bạn đã đủ 55 tuổi nhưng mới đóng bảo hiểm xã hội được 17 năm 4 tháng. Như vậy bạn mới có đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đáp ứng được điều kiện đủ số năm đóng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
"Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
…"
Như vậy để được hưởng chế độ hưu trí thì bạn cần phải đảm bảo được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, sau khi nghỉ việc, chấm dứt việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bạn có thể tiếp tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện về số năm đóng bảo hiểm và sẽ được tính là tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn như sau:
"Điều 8. Phương thức đóng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
2. Riêng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu."
Theo đó, những người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Có thể chọn cách đóng hằng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/lần. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo khoản 2, Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn như sau:
Điều 5. Thời Điểm hưởng lương hưu
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này để đủ Điều kiện hưởng lương hưu thì thời Điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Thời điểm hưởng lương hưu là ngày 1 tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có đủ điều kiện hưởng lương hưu. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 1 tháng liền kề sau tháng dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu.