Thủ tục giải quyết tranh chấp vụ án dân sự theo quy định hiện hành. Tranh chấp dân sự, thủ tục tố tụng dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi và bác tôi có tranh chấp về 5 thửa đất mà mẹ tôi được ông bà ngoại chia cho theo di chúc. 5 thửa đất này mẹ tôi được chia nhưng khi mẹ tôi chưa đi xin cấp GCNQSDĐ thì bác tôi đã lén lút đi kê khai và được cấp giấy chứng nhận.
Do hòa giải không thành, bác tôi đã viết đơn kiện mẹ tôi. Vụ án được
Ngày diễn ra phiên xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh, chủ tọa phiên tòa
Nay tôi xin hỏi luật sư rằng: cách xét xử của chủ tọa phiên tòa là đúng hay sai, theo thủ tục hòa giải hay xét xử bình thường và Tòa án nhân dân tỉnh có có thẩm quyền thực hiện phiên hòa giải đối với vụ án này hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn sự tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo nội dung phiên tòa theo lời kể của bạn, cách xét xử của chủ tọa phiên tòa không phải thực hiện theo trình tự hòa giải, tức sai thủ tục, căn cứ khoản 4 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 210. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
(…)
4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.”
Thứ hai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với tranh chấp của gia đình chị phải do Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết, không phải Tòa án nhân dân cấp tỉnh, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”
Khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
(…)
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.”