Khởi kiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Khởi kiện hành vi đơn phương chấm dứt
Tóm tắt câu hỏi:
T là kỹ sư điện, làm việc tại công ty M (100% vốn nước ngoài) đóng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Trước khi ký kết hợp đồng lao động, hai bên thỏa thuận thử việc trong thời gian 4 tháng, từ ngày 1/9/2014 đến 31/12/2014, mức lương là 90% tiền lương của công việc làm thử. Hết thời hạn thử việc, mặc dù công ty M không ký kết hợp đồng lao động chính thức nhưng T vẫn đi làm và được giao công việc bình thường. Do những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tháng 5/2015 công ty M tổ chức cơ cấu lại lao động và tiến hành sắp xếp lại nhân sự. Khi rà soát các hợp đồng lao động, công ty M phát hiện T không có hợp đồng lao động nên ngày 5/6/2015 công ty M triệu tập T đến và thông báo T nghỉ việc từ ngày 10/6/2015 với lý do giữa công ty và T không có quan hệ lao động. Cho rằng bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, T đã làm đơn khởi kiện ra tòa án. Hỏi: 4. Theo quy định hiện hành, quyền lợi của T được giải quyết như thế nào? (1,5 điểm) giúp mình giải đáp tình hướng này với. mình xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Vấn đề thử việc được quy định tại khoản 1 Điều 26 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết
hợp đồng thử việc .”
Như vậy, thỏa thuận về thử việc trước khi xác lập hợp đồng lao động là quyền của người lao động và người sử dụng lao động. Thời gian thử việc là một nội dung quan trọng của thỏa thuận thử việc và được quy định tại Điều 27 “Bộ luật lao động 2019” và được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của
“Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
“Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của
Bộ , người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.luật Lao động 2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.”
Căn cứ quy định nêu trên và thông tin bạn cung cấp thì có 02 vấn đề cần được giải quyết:
+ Thứ nhất: việc thỏa thuận thời gian thử việc 04 tháng là trái với quy định của pháp luật bởi thời gian thử việc tối đa pháp luật quy định là không quá 60 ngày. Với hành vi này, người sử dụng lao động là công ty của anh T sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp này, công ty đã thỏa thuận thử việc với người lao động quá thời gian quy định là 02 tháng nên anh T sẽ được công ty thanh toán đủ 100% tiền lương cho 02 tháng sau trong 04 tháng thử việc.
>>> Luật sư tư vấn về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động qua tổng đài: 1900.6568
+ Thứ hai: trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc, công ty nơi anh T làm việc có trách nhiệm phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế công ty đã không thực hiện việc ký hợp đồng lao động với anh T mà vẫn tiếp tục để anh T đi làm như những người lao động khác. Tại thời điểm sự việc xảy ra, pháp luật chưa có quy định để xử lý hành vi của phía công ty anh T bởi cho đến Nghị định 88/2015/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 25/11/2015) thì vấn đề này mới được quy định.
Về nguyên tắc, khi hết thời gian thử việc mà công ty không ký kết hợp đồng lao động với người lao động, người lao động cũng không được thông báo kết quả thử việc và vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, thì đã phát sinh quan hệ lao động bởi theo khoản 6 Điều 4 và Điều 7 “Bộ luật lao động 2019” giải thích như sau:
“6. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữ người lao động và người sử dụng lao động.”
“Điều 7. Quan hệ lao động.
1.Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
… "
Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về trường hợp vẫn tiếp tục làm việc sau khi kết thúc thời gian thử việc thì được làm việc chính thức sẽ tương ứng với loại hợp đồng lao động nào mà phải căn cứ vào nội dung cụ thể của thỏa thuận hoặc
Do quan hệ lao động giữa anh T và công ty đã phát sinh, căn cứ vào những thông tin bạn đưa ra thì hành vi của công ty anh T làm việc là hành vi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Điều 38 “Bộ luật lao động 2019” quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Như vậy, lý do phía công ty đưa ra để đơn phương chấm dứt hợp đồng với anh T (không có hợp đồng lao động) là không căn cứ pháp lý do không thuộc vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 nêu trên. Do đó, đây là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật căn cứ quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động:
“Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này.”
Trong trường hợp này, quyền lợi của anh T được giải quyết theo quy định tại Điều 42 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng do thời gian làm việc của anh T chưa đủ 12 tháng nên không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”. Đồng thời trong trường hợp anh T không tiếp tục làm việc cho công ty, công ty có trách nhiệm bồi thường cho anh T một khoản tiền tương ứng với tiền lương của anh T trong những ngày không báo trước- số ngày vi phạm thời hạn báo trước được xác định dựa trên loại hợp đồng lao động thực tế và quy định về thời hạn tại khoản 2 Điều 38 “Bộ luật lao động 2019”.