Vợ vay tiền mục đích riêng nhưng không may đột tử chồng có phải trả thay. Trách nhiệm thanh toán nợ đối với những giao dịch người đã chết từng xác lập.
Vợ vay tiền mục đích riêng nhưng không may đột tử chồng có phải trả thay. Trách nhiệm thanh toán nợ đối với những giao dịch người đã chết từng xác lập.
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ tôi có vay của ngân hàng số tiền là 70 triệu và đã trả được 30 triệu không may bị đột tử qua đời sau này tôi mới được biết vợ tôi vay tiền của ngan hàng sử dụng vào mục đích riêng không phục vụ gì cho gia đình.qua tìm hiểu được biết hồ sơ phần người có nghĩa vụ trả nợ tôi không được ký trường hợp trên tôi có phải trả nợ không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
"Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan."
Như vậy, trong trường hợp này nếu xác định vay riêng của chị thì sẽ không thuộc trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Căn cứ Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ riêng của vợ chồng"
"Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng."
Ở đây, vợ anh đã vay ngân hàng và thực hiện không vì nhu cầu của gia đình, anh không hề được biết, vậy nên trong trường hợp này anh không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho vợ.
Tuy nhiên, trong trường hợp vợ anh chết có để lại tài sản và tài sản để lại đó sẽ được dùng ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ.
Căn cứ Điều 683 Bộ luật dân sự 2005: "Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác."
Như vậy, khi vợ anh mất có để lại di sản thì tài sản đó sẽ được ưu tiên thanh toán các khoản nghĩa vụ được quy định ở điều luật trên. Vì vậy, vợ anh vẫn có thể phải trả nợ đối với ngân hàng.