Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động nhưng lại khởi kiện xử lý thế nào? Thỏa thuận hay đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Thỏa thuận chấm dứt
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Theo hợp đồng lao động thì nhân viên của trường tôi sẽ kết thúc hợp đồng lao động vào ngày 31/8/2016. Tuy nhiên đầu tháng 11 nay sẽ sinh con. Xét thấy sức khỏe không phù hợp với công tác sắp tới, hơn nữa chỉ còn ít thời gian là kết thúc hợp đồng nên hai bên đã thỏa thuận va nhân viên đồng ý kết thúc sơm hơn. Tuy nhiên không có giấy tờ làm chứng. Hiện tại người này đang đòi kiện chúng tôi? Vậy xin luật sư cho ý kiến. Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:
"1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của “Bộ luật lao động 2019”.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của “Bộ luật lao động 2019”.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của “
”. Bộ luật lao động 20199. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của “Bộ luật lao động 2019”.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của “Bộ luật lao động 2019”; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã."
Trong trường hợp hai bên có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì phải được lâp thành biên bản xác nhận. Trường hợp này bạn không có bất kỳ một văn bản nào để chứng minh việc thỏa thuận này. Nếu như vậy bạn cần xem xét đến vấn đề có bất kỳ bằng chứng nào khác cho việc thỏa thuận này hay không. Nếu không có thì xem xét bên bạn và người lao động bên nào có văn bản chấm dứt hợp đồng trước hay có sự kiện nghỉ của người lao động trước. Nếu như bên phía người lao động nghỉ sau thời điểm thỏa thuận và bên bạn chưa có bất kỳ văn bản nào thì bạn có thể xem xét vấn đề người lao động tự ý nghỉ việc. Nếu tự ý nghỉ từ 5 ngày trở lên/1 tháng thì bên bạn có quyền sa thải người lao động theo khoản 3 Điều 26 “Bộ luật lao động 2019”.
Còn nếu như bên bạn đã có quyết định chấm dứt hợp đồng với người lao động thì đây được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu như là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (không thỏa mãn điều kiện chấm dứt theo Điều 38 “Bộ luật lao động 2019”) thì bên công ty bạn phải có trách nhiệm theo Điều 42 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
"1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 “Bộ luật lao động 2019” người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của “Bộ luật lao động 2019”.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của “Bộ luật lao động 2019”, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 “Bộ luật lao động 2019”, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động: 1900.6568
Như vậy, với trường hợp này của bạn, bạn phải xét tất cả những căn cứ để xem xét và đưa ra kết luận cho chính xác. Nếu hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì người lao động không có quyền khởi kiện công ty.