Có thể giữ điện thoại của người lao động khi vào ca làm việc không? Có được giữ phương tiện di động của người lao động để tăng hiệu quả làm việc không?
Có thể giữ điện thoại của người lao động khi vào ca làm việc không? Có được giữ phương tiện di động của người lao động để tăng hiệu quả làm việc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi, trong quá trình sử dụng lao động, trong quá trình làm việc người lao động hay sử dụng điện thoại (mục đích cá nhân), người sử dụng lao động muốn" tạm giữ" điện thoại của người lao động (trong thời gian làm việc) sau hết giờ làm việc sẽ trả lại, xin hỏi như vậy có được không? nếu không mình có thể làm thoả ước lao động giữa các bên để thực hiện việc này có được không? xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
– Căn cứ Điều 6 “Bộ luật lao động 2019” quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
"Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ
luật lao động ;b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện
hợp đồng lao động , thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế."
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 6 “Bộ luật lao động 2019” quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động nêu trên, người sử dụng lao động không có quyền tự ý thu giữ, chiếm giữ tài sản của người lao động dưới bất kì hình thức nào.
Thứ hai, căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 6 “Bộ luật lao động 2019” quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Trong trường hợp của bạn, người sử dụng lao động nhận thấy những vấn đề phát sinh trong quá trình người lao động làm việc thì có quyền yêu cầu người lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Trong trường hợp người lao động thường xuyên sử dụng điện thoại vào mục đích cá nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc thì người sử dụng lao động có thể thương lượng với người lao động về việc ký kết thỏa ước lao động tập thể về nội dung "tạm giữ" điện thoại của người lao động trong thời gian làm việc hoặc thỏa thuận về hình thức phạt, kỉ luật người lao động nếu sử dụng điện thoại vào mục đích cá nhân trong thời gian làm việc.
>>> Luật sư tư vấn tạm giữu tài sản của người lao động: 1900.6568
– Căn cứ Điều 73 “Bộ luật lao động 2019” quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:
"Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật."
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể thương lượng với người lao động về nội dung các biện pháp nâng cao hiệu quả công việc, hạn chế công việc cá nhân trong giờ làm việc và đưa ra yêu cầu người sử dụng lao động không được sử dụng điện thoại cá nhân trong giờ làm việc để đi đến thỏa ước lao động bằng văn bản có sự ký kết giữa hai bên.