Quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức. Trong thời gian kháng cáo có được áp dụng hình thức kỷ luật viên chức không?
Quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức. Trong thời gian kháng cáo có được áp dụng hình thức kỷ luật viên chức không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em tên là Nguyễn Văn Hiếu. Xin được tư vấn về vấn đề xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Em hiện đang là trạm trưởng của 1 trạm thuộc trung tâm khuyến nông của tỉnh. Trong thời gian công tác em bị Tòa án sơ thẩm kết án là tội tham ô tài sản và xử tù 2 năm 3 tháng bắt đầu từ tháng 4 năm 2016. Hiện em đang kháng cáo lên tòa án cấp cao. Bắt đầu từ ngày 15 tháng 6 năm 2016 cơ quan là trung tâm khuyến nông tỉnh ra Quyết định miễn nhiệm chức vụ trạm trưởng của em và từ đó không trả 50% lương nữa. Xin được tư vấn là cơ quan ra quyết định vậy đúng hay sai? Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ tại Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:
"Điều 278. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
Theo quy định trên thì ngoài hình phạt chính là phạt tù thì bạn còn phải chấp hành hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lí kỉ luật cán bộ, công chức như sau:
"Điều 3. Các hành vi bị xử lý kỉ luật
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.
2. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Trường hợp của bạn thuộc quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP, vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành chống tiết kiệm, chống lãng phí…Vì thế cơ quan bạn hoàn toàn có thể ra quyết định kỷ luật bạn
Căn cứ
"Điều 24. Chế độ, chính sách đối với công chức đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam và đình chỉ công tác
1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật thì công chức được hưởng 50% của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
2. Trường hợp công chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
3. Trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam".
Theo quy định trên, trong thời gian bạn bị tạm giam, tạm giữ phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì bạn chỉ được hưởng 50% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).