Bồi thường chi phí đào tạo và đơn phương chấm dứt hợp đồng của viên chức như thế nào? Trường hợp nào viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo.
Bồi thường chi phí đào tạo và đơn phương chấm dứt hợp đồng của viên chức như thế nào? Trường hợp nào viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Kính nhờ LS tư vấn về việc bồi thường chi phí đào tạo của tôi: Tôi làm việc dài hạn (trên 20 năm) ở 1 trường cao đẳng của tỉnh. – Từ năm 2009-2011 tôi được trường cử đi đào tạo Cao học bằng kinh phí của trường, khi học về tôi có nhận kinh phí hỗ trợ của tỉnh và ký cam kết phục vụ tại trường là 4 năm. – Từ tháng 5/2012- 5/2015: tôi tiếp tục được cử đi học nghiên cứu sinh cũng bằng kinh phí của trường. Lần này trước và sau khi học, tôi không ký cam kết với trường và cũng không nhận kinh phí hỗ trợ của tỉnh sau khi học xong. – Trong suốt quá trình học Cao học và NCS, tôi vừa học vừa tham gia giảng dạy tại trường. Vì tôi học hệ chính quy không tập trung nên ngoài thời gian đi học, tôi đều phải tham gia công tác của trường. -Tháng 10/2015, trường tôi nâng cấp lên đại học và tôi đã ký lại hợp đồng không xác định thời hạn với nhà trường vào thời điểm này. Vậy LS cho tôi hỏi: Nay tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với nhà trường theo Luật viên chức thì: 1. Tôi phải bồi thường các khoản chi phí đào tạo nào? 2. Nếu không thống nhất về mức bồi thường tôi phải khiếu nại ở cơ quan nào? 3.Sau thời gian 45 ngày, nếu nhà trường không giải quyết, tôi có thể xin việc ở nơi khác được không? Trân trọng cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 29/2012/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì, lần thứ nhất bạn chỉ kí cam kết với nhà trường sẽ làm việc ít nhất là 4 năm sau khi kết thúc thời gian đào tạo. Như vậy, bạn cần phải thực hiện đúng những thỏa thuận trong cam kết đó. Còn ở lần thứ hai khi được cử đi học nghiên cứu sinh theo kinh phí của nhà trường nhưng bạn không kí cam kết với nhà trường nên coi như bạn vẫn đang thực hiện hợp động lao động bình thường. Như vậy bạn chỉ cần tuân thủ cam kết đầu tiên mà bạn đã kí kết. Anh chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo nếu vi phạm quy định tại Khoản 4, Điều 36, Nghị định 29/2012/NĐ-CP như sau:
“4. Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;
b) Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;
c) Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.( Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hải quan nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo)”.
Trong trường hợp của bạn, bạn đã đi học trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. Và kể từ năm 2011 đến nay đã đủ 4 năm bạn công tác tại trường, có nghĩa là bạn đã thực hiện đúng nghĩa vụ được ghi trong cam kết, nên bạn sẽ không phải bồi thường chi phí đào tạo.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Về việc bạn muốn đơn phương châm dứt
“Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”
Trong trường hợp của bạn, đến tháng 10/2015 thì bạn đã kí lại hợp đồng không xác định thời hạn với nhà trường vì vậy bạn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4, Điều 29, Luật viên chức năm 2010. Tuy nhiên bạn cần phải báo cho ban giám hiệu nhà trường biết trước ít nhất 45 ngày. Và trường hợp của bạn không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên không cần phải thực hiện nghĩa vụ hay bồi thường gì cả.