14 tuổi lái xe gây tai nạn chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Lái xe gây chết người chịu trách nhiệm thế nào?
14 tuổi lái xe gây tai nạn chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Lái xe gây chết người chịu trách nhiệm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
vượt đèn đỏ tông chết người nếu ra tòa án xử sao ạ. Cháu xin kể cho luật sư sự việc sau. Ngày 21/9/2015 em cháu lái xe đi chơi cho bạn mượn và vượt đèn đỏ và tông chết người cho đến giờ vẫn chưa ra tòa. Xe ấy là do ba cháu là chủ xe. Ba cháu mất năm 2014 vì bệnh ung ung gan và người lái xe vi phạm khi 14 tuổi. Cho cháu hỏi muốn nhờ luật sư bào chữa để chuộc lại xe có được không ạ? Xin luật sư trả lời qua tin nhắn điện thoại ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
2. Nội dung tư vấn:
Trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như sau:
“2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Đối với người đủ 14 tuổi thì chưa được thi bằng lái xe vì chỉ những người đủ 18 tuổ thì mới được thi lấy bằng lái xe. Do đó trong trường hợp trên người đủ 14 tuổi gây ra tai nạn làm chết người thường thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định.
Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:
"Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng."
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên thì người đủ 14 tuổi gây tai nạn giao thông làm chết một người thuộc khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 là loại tội rất nghiêm trọng. Do đó trong trường hợp này người gây tai nạn dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm dân sự theo Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
"Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật dân sự 2005 .
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường."
Như vậy theo quy định pháp luật trên thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
Trường hợp xác định vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự nên cơ quan cảnh sát giao thông sẽ chuyển giao hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Về vấn đề xử lý vật chứng được quy định tại Điều 76, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:
“Điều 76. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”
Vì vậy trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền xét thấy vật chứng là chiếc xe máy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì sẽ trả lại cho chủ sở hữu. Nếu vật chứng vẫn cần để phục vụ cho việc xử lý vụ án thì cơ quan công an sẽ trả sau khi giải quyết xong vụ án.