Xúc phạm danh dự và hạ uy tín của người khác xử lý như thế nào? Xử lý hành vi xúc phạm người khác.
Xúc phạm danh dự và hạ uy tín của người khác xử lý như thế nào? Xử lý hành vi xúc phạm người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi: vợ cũ của chồng tôi đến cơ quan tôi gặp tôi nói chuyện,nhưng tôi chưa nói gì thì cô ta tát tôi,lúc này tôi đang có thai.cô ta gặp tôi với lý do yêu cầu chồng tôi đưa tiền nuôi dưỡng con.nhưng thực tế cô ta muốn hạ uy tín của tôi trong cơ quan vì mọi vấn đề về nuôi con sau ly hôn chồng tôi đều chấp hành đầy đủ theo pháp luật.vậy hành vi đánh người và cố ý hạ uy tín của người khác,nói sai sự thật như trên có vi phạm những điều luật nào? Rất mong nhận đc hồi đáp sớm của luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp này bạn có thể xử lý theo hai cách sau để bảo vệ quyền lợi của mình:
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình thì:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
…"
Bạn có thể tố cáo hành vi này của vợ cũ chồng bạn với cơ quan công an để tiến hành xử phạt hành chính hành vi đó.
Thứ hai, Theo quy định tại Điều 37, Điều 25 Bộ luật dân sự 2005:
"Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."
"Điều 25. Bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Vì người kia đã có hành vi tát bạn, yêu cầu chồng bạn đưa tiền nuôi dưỡng con để nhằm hạ thấp uy tín, danh dự nhân phẩm của bạn tại công ty. Bạn có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình bằng cách tự mình cải chính thông tin, hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc vợ cũ của chồng bạn chấm dứt hành vi, xin lỗi bạn và cải chính thông tin công khai. Hoặc nếu có thiệt hại xảy ra bạn có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Theo đó tùy vào từng mức độ của hành vi mà bạn có thể thực hiện những cách khác nhau, mặt khác, nếu mức độ nguy hiểm hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự của bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm đối với Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của bạn, bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi tới công an cấp huyện nơi người kia cư trú để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.