Thời giờ làm việc và tiền lương của lao động nữ mang thai. Quy định pháp luật về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ.
Thời giờ làm việc và tiền lương của lao động nữ mang thai. Quy định pháp luật về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư Dương Gia, Em có một thắc mắc về chế độ của lao động nữ khi sinh con như sau, rất mong nhận được hồi đáp của Quý Luật sư: – Trong Luật quy định chung chung là lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ ít nhất 60 phút một ngày cho con bú. Thời gian này được coi như là đi làm và hưởng lương đầy đủ. Vậy trường hợp người lao động tuyển mới và ký mới
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về thời giờ làm việc của lao động nữ mang thai tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Tại khoản 2 và khoản 5 Điều 155 “Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo
hợp đồng lao động .
Theo quy định trên, lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 trở đi hoặc lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì mỗi ngày được giảm bớt 01 giờ làm việc mà vẫn hưởng đủ lương. Mục đích của quy định này là nhằm bảo đảm sức khỏe cho lao động nữ cũng như thai nhi và con nhỏ, tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện quyền làm mẹ của mình.
Như vậy, việc giảm 01 giờ làm việc mỗi ngày mà vẫn được hưởng đủ lương không phụ thuộc vào thời gian làm việc của lao động nữ là 8h/ngày, 6h/ngày hay 4h/ngày.
Thứ hai, về việc đi làm sớm của lao động nữ sau khi nghỉ sinh con
Theo quy định tại khoản 1 Điều 157 “Bộ luật lao động 2019”, lao động nữ sinh con được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Tuy nhiên khoản 4 Điều 157 “Bộ luật lao động 2019” cũng quy định:
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên, lao động nữ sinh con được đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản 06 tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Tự nguyện đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản 06 tháng
– Được người sử dụng lao động đồng ý
– Có xác nhận của cơ sở khám , chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động
– Đã nghỉ được ít nhất 04 tháng
Như vậy, ngay cả khi sức khỏe đảm bảo và có nhu cầu, lao động nữ cũng không được đi làm nếu thời gian nghỉ thai sản chưa đủ 04 tháng.
Cũng theo khoản 4 Điều 157 “Bộ luật lao động 2019” trên, khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản lao động nữ vừa được người sử dụng lao động trả lương cho những ngày đi làm, vừa được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6568
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng
chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Vậy nếu lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.