Xử lý hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản bị kê biên. Quy định về kê biên tài sản theo quy định hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Đề nghị Luật sư cho biết hiện nay pháp luật quy định xử lý người tự làm thay đổi hiện trạng tài sản đã bị kê biên khẩn cấp tạm thời (trong vụ án dân sự) được qui định như thế nào. Xin trân trọng cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng Dân sự 2004;
– Luật thi hành án dân sự 2014;
– Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Theo điều 109 Bộ luật tố tụng Dân sự 2004 quy định :
“Điều 109: Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản tranh chấp
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.”
Điều 110
“Điều 110: Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”
Việc chuyển dịch tài sản, thay đổi tài sản sẽ làm phức tạp thêm trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, gây khó khăn cho việc thi hành án sau này. Do vậy, việc cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp là cần thiết nhằm đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án.
Pháp luật Việt Nam cũng có các quy định về các hành vi làm thay đổi tài sản đã kê biên. Điều 69
“Điều 69: Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi tài sản
Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.”
Theo đó Chấp hành viên sẽ ra quyết định tạm dừng việc thay đổi hiện trạng tài sản đã được kê khai.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra,
“Điều 52: Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
c) Hủy hoại tài sản đã kê biên;
d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
đ) Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.”
Như vậy, đối với người tự ý làm thay đổi tài sản đã kê biên thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.