Việc giao dịch qua các phương tiên thông minh nhanh gọn và thuận tiện hơn. Nhưng bên cạnh đó là những rủi do khi việc đòi lại tiền rất phức tạp. Vậy cho người khác vay tiền bằng chuyển khoản ngân hàng có đòi lại được không?
Xin chào, Tôi có một vấn đề cần được tư vấn như sau: Tôi có cho 1 người mượn 50 triệu đồng bằng chuyển khoản ngân hàng (tôi vẫn còn giữ biên lai) do người này ở xa nên họ viết giấy vay tiền với mẹ tôi (tiền của tôi nhưng giấy là vay của mẹ tôi) nhưng do người đó viết thời hạn vay là trên 12 tháng (mặc dù thoả thuận giữa người với người là 12 tháng) nhưng do lúc làm giấy mẹ tôi không để ý. nay còn 3 tháng nữa tới hạn nhưng có xích mích giữa mẹ tôi và người này nên tôi lo lắng k biết có lấy được tiền hay không? có cách nào giải quyết không. xin cảm ơn!?
Mục lục bài viết
1. Cho vay tiền bằng chuyển khoản ngân hàng có đòi lại được không?
Theo cách hiểu thông thường, Hợp đồng vay tài sản có thể được hiểu sơ khai nhất là một trong những hợp đồng thông dụng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống thường ngày. Việc vay tài sản qua hợp đồng vay tài sản có thể được tính lãi hoặc không nhưng việc trả lại số tiền vay khi đến thời hạn luôn là nghĩa vụ của bên vay. Trong trường hợp bên vay không trả tài sản vay khi đến thời hạn, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả lại tài sản hoặc khởi kiện ra Tòa án khi các bên không thỏa thuận được.
Bên cạnh đó thì theo như quy định của luật học thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định tại Điều 463
Dự vào khái niệm đã được nêu ở trên thì có thể thấy hợp đồng vay tài sản được xác lập trên sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự, Ngoài ra, theo quy định của pháp luật Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đến khi hạn trả theo hợp đồng thì bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay theo đúng số lượng và chất lượng và trả lãi nếu có thỏa thuận
Không những vậy mà Bộ luật Dân sự không yêu cầu cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Do đó giao dịch vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Đồng thời căn cứ theo quy định tại điều 93
– Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
– Vật chứng.
– Lời khai của đương sự.
– Lời khai của người làm chứng.
– Kết luận giám định.
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
– Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
Tuy nhiên, trong giấy vay tài sản có ghi thời hạn trả nợ là trên mười hai tháng. Nên nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong giao dịch dân sự được thể hiện bằng hợp đồng vay tài sản là sau mười hai tháng sẽ phải trả nợ cho bên cho vay. Trong trường hợp này, mẹ bạn nên thỏa thuận, thương lượng, không nên gây mâu thuẫn với bên vay để bên vay chịu trả nợ đúng thời hạn. Ngoài ra, nếu như hết thời hạn bên vay vẫn không trả bạn có thể dựa vào các giấy tờ và các chứng cứ bạn có để viết đơn khởi kiện ra tòa án để đòi lại số tiền đã cho vay.
2. Điều kiện khởi kiện đòi lại tiền cho vay qua chuyển khoản:
Theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của
Khi khởi kiện, cần thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định thì mới được Tòa án thụ lý giải quyết đơn kiện. Các điều kiện đó cụ thể như sau:
+ Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
+ Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
+ Vẫn còn thời hiệu khởi kiện;
+ Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, khi đã thực hiện việc giao kết hợp đồng vay tải sản mà các bên không đảm bảo thời hạn về nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay trong trường hợp này thì bên cho vay trong hợp đồng cho vay tài sản có quyền khởi kiện ra Tòa án để thực hiện việc kiện đòi lại tài sản cho vay. Nhưng việc kiện đòi vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để khởi kiện theo thủ tục tố tụng của Bộ luật Tố tụng dân sự như: điều kiện về chủ thể khởi kiện, thời hiệu khởi kiện và thẩm quyền giải quyết của Tòa án có đúng thẩm quyền giải quyết theo như quy định của pháp luật này hay không?
3. Cách xác định nộp đơn kiện ở Tòa án nào?
+ Tòa án nơi người bị kiện cư trú, làm việc;
+ Tòa án nơi nguyên đơn nơi cư trú, làm việc;
+ Toà án nơi có bất động sản đối với tranh chấp về bất động sản;
+ Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể.
Các bước để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể như sau:
3.1. Thẩm quyền chung (theo vụ việc):
Tòa án chỉ giải quyết những tranh chấp được quy định tại các Điều 26; Điều 28; Điều 30 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự là:
+ Tranh chấp về dân sự thuần túy;
+ Tranh chấp về hôn nhân và gia đình;
+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại;
+ Tranh chấp về lao động.
Khi có tranh chấp, cần phải xác định sự việc đó thuộc loại việc nào vì chỉ những tranh chấp thuộc các quy định trên thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nói chung.
3.2. Thẩm quyền theo cấp:
Là việc xét xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền của
Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp:
+ Về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28;
+ Về kinh doanh, thương mại tại khoản 1 Điều 30;
+ Về lao động theo Điều 32;
+ Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:
+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài);
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
3.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Thực hiện theo các bước sau:
Thứ nhất, Xét đối tượng tranh chấp: nếu là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết;
Thứ hai, Xét sự thỏa thuận bằng văn bản của các đương sự: về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết;
Thứ ba, Xét xem nguyên đơn có quyền tự mình chọn Tòa án trong một số trường hợp đặc biệt theo Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự không?
Thứ tư, Nếu đối tượng tranh chấp không là bất động sản và nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận hoặc nguyên đơn không có quyền chọn Tòa án thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có quyền giải quyết.
4. Trình tự, thủ tục nộp đơn khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết:
4.1. Hồ sơ khởi kiện tại tòa án:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu);
+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
+ Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).
+ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)- các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.
4.2. Trình tự khởi kiện tại tòa án:
– Xác định điều kiện khởi kiện;
– Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết như đã phân tích ở trên theo: Thẩm quyền chung; Thẩm quyền theo cấp; Thẩm quyền theo lãnh thổ.
– Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí;
– Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);
– Tòa án nhận và xử lý đơn:
+ Xem xét thụ lý vụ án;
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.