Sử dụng logo và thương hiệu của công ty nước ngoài để quảng bá tại Việt Nam có vi phạm pháp luật không?
Sử dụng logo và thương hiệu của công ty nước ngoài để quảng bá tại Việt Nam có vi phạm pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư: Giám đốc công ty tôi là người Hàn Quốc, có mở công ty riêng bên Hàn Quốc và nay mở thêm 1 công ty ở Việt Nam. Như vậy về mặt pháp lý 2 công ty này là độc lập, không phải công ty mẹ, công ty con, chỉ là thuộc sở hữu của cùng 1 người. Công ty bên Hàn Quốc đã có thương hiệu và Logo riêng. Vì muốn quảng bá thương hiệu này ở Việt Nam nên Giám đốc muốn sử dụng luôn Logo này cho công ty tại Việt Nam. Như vậy, công ty tôi có vi phạm luật gì không? Nếu sử dụng thì có bị phạt không? Xin cảm ơn Luật sư!
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009;
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 16, 17, 18, 19 Điều 4 trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định về nhãn hiệu như sau:
"16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
19. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau."
Căn cứ Điều 19
"- Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
– Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ."
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ qua tổng đài: 1900.6568
– Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên gọi cho phù hợp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có nghĩa vụ cung cấp cho Phòng Đăng ký kinh doanh các tài liệu cần thiết theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
– Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp xâm phạm đổi tên doanh nghiệp khi nhận được thông báo của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp về việc quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm. Kèm theo thông báo của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có:
+ Bản sao hợp lệ văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục thay đổi tên trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày ra Thông báo. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không thay đổi tên theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Như vậy, trường hợp giám đốc công ty bạn mở công ty tại Việt Nam mà không phải công ty mẹ con hay chi nhánh của công ty bên Hàn Quốc, muốn quảng bá thương hiệu tại Việt Nam là vi phạm pháp luật quy định về Logo và nhãn hiệu. Về pháp lý thì 2 công ty là 2 công ty riêng biệt không liên quan đến nhau nên không thể sử dụng chung nhãn hiệu và logo được.
Hiện nay Việt Nam đang là thành viên của Thỏa ước Madrid và Công ước Pari 1883, nếu nhãn hiệu và logo đã được đăng ký bảo hộ tại Hàn Quốc thì:
+ Nếu Hàn Quốc là thành viên của Công ước Pari 1883 thì Chủ sở hữu của nhãn hiệu và logo sẽ nộp đơn bảo hộ tại Việt Nam, thời gian giải quyết là 06 tháng, sau khi được bảo hộ tại Việt Nam thì nhãn hiệu và logo này sẽ được sử dụng tại Việt Nam.
+ Nếu Hàn Quốc là thành viên của Thỏa ước Madrid 1891 thì Chủ sở hữu của nhãn hiệu và logo sẽ nộp đơn đăng ký bảo hộ tại văn phòng quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (UIPO), để được bảo hộ tại Việt Nam, việc sử dụng nhãn hiệu và logo sau khi đăng ký là hợp pháp tại Việt Nam.