Khái niệm? Biên bản hòa giải thành có hiệu lực như bản án của Tòa án không? Biên bản hòa giải thành có gửi cho đương sự vắng mặt không? Tiêu chí xác định hòa giải thành? Quan điểm hiện nay về quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án?
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp, mẫu thuẫn phát sinh trong xã hội thì hòa giải, đối thoại là biện pháp có vai trò rất quan trọng góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt và nâng cao ý thức pháp luật của người dân thể hiện qua sự đồng thuận trên nguyên tắc để các đương sự ngồi lại với nhau, cùng nhìn nhận lại sự việc, hòa giải, đối thoại. Từ đó có thể ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận và xây dựng khối đại đoàn kết trong nhân dân, đồng thời góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị. Không những thế, hòa giải, đối thoại còn giúp giúp giải quyết các trạnh chấp được hiệu quả và triệt để mà không phải mở phiên tòa xét xử. Điều đó góp phần giúp Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết được khối lượng công việc nặng nề đồng thời hòa giải, đối thoại cũng là phương thức giúp hạn chế được nhiều tranh chấp trong xã hội, bên cạnh đó nó cũng giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức của các bên liên quan trong tranh chấp. Vậy
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái niệm
Bản án được hiểu là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử xong một vụ án. Bản án là cơ sở đánh dấu sự kết thúc của toàn bộ quá trình điều tra, quá trình truy tố và xét xử, chính vì vậy mà nội dung của bản án phải phản ánh được những kết quả của phiên tòa và phản ánh được ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Bản án cũng chính là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong một vụ án, tranh chấp được đưa ra xét xử.
2. Biên bản hòa giải thành có hiệu lực như bản án của Tòa án không?
Hòa giải được hiểu là một thủ tục bắt buộc trong quá trình xét xử vụ án dân sự, trong trường hợp các đương sự có thể tự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án thì Tòa án ra quyết định hòa giải thành. Nếu các đương sự không hòa giải được thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vụ án dựa trên các chứng cứ hai bên đưa ra.
Căn cứ theo Điều 212
Mặt khác, theo quy định của Điều 213
Như vậy, theo các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam thì biên bản hòa giải thành của Tòa án chưa phát sinh hiệu lực pháp luật. Theo đó, biên bản hòa giải thành chỉ có hiệu lực pháp luật khi được Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự trong vụ án dân sự.
Ngoài ra, quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự của Tòa án có giá trị pháp lý như bản án đã có hiệu lực pháp luật và có giá trị thi hành ngay. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự cho các đương sự và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Từ những phân tích trên có thể thấy Biên bản hòa giải thành của Tòa án không có hiệu lực như Bản án của Tòa án, bởi thủ tục để ra được biên bản hòa giải thành của Tòa án và Bản án của Tòa án là hai thủ tục khác nhau. Tuy nhiên, Biên bản hòa giải thành của Tòa án và Bản án của Tòa án đều có giá trị pháp lý đối với nguyên đơn và bị đơn.
3. Biên bản hòa giải thành có gửi cho đương sự vắng mặt không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trong trường hợp các đương sự của vụ án tự thỏa thuận được với nhau về vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án thực hiện
Từ đó có thể thấy trong thực tiễn giải quyết vụ án dân sự đã nảy sinh vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các đương sự trong vụ án dân sự tham gia hòa giải, đó là việc biên bản hòa giải thành có cần phải gửi ngay cho đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải hay không. Cụ thể có hai trường hợp như sau:
– Trường hợp tại phiên hòa giải có đương sự vắng mặt, tuy nhiên các đương sự có mặt tại phiên hòa giải đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự và thỏa thuận của đương sự có mặt trong phiên hòa giải đã được Thẩm phán công nhận vì những thỏa thuận đó không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt.
– Trường hợp tại phiên hòa giải có đương sự vắng mặt, mà các đương sự có mặt đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự, tuy nhiên sự thỏa thuận của các đương sự có mặt tại phiên hòa giải có ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt nhưng sự thỏa thuận của đương sự có mặt tại phiên hòa giải vẫn có thể được Thẩm phán công nhận trong trường hợp đương sự vắng mặt đã có văn bản đồng ý theo như sự thỏa thuận của các đương sự có mặt tại phiên hòa giải.
4. Tiêu chí xác định hòa giải thành
Điều kiện để coi một vụ việc dân sự được tính là vụ việc hòa giải thành bao gồm:
– Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án dân sự và đã được Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự;
– Sau khi tiến hành hòa giải, nguyên đơn của vụ việc dân sự đã rút đơn khởi kiện, đông thời Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do người khởi kiện đã rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự;
– Đối với vụ án ly hôn, vụ án tranh chấp con nuôi hoặc chia tài sản khi ly hôn mà sau khi tiên hành hòa giải, các đương sự (vợ, chồng) thống nhất thỏa thuận đoàn tụ thì đây cũng được xác định là trường hợp nguyên đơn trong vụ án dân sự rút đơn khởi kiện và khi đó Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự;
– Đối với vụ án ly hôn, tranh chấp con nuôi hoặc chia tài sản khi ly hôn mà sau khi được Thẩm phán tiến hành mở phiên hòa giải nhưng các đương sự của vụ án không đoàn tụ nhưng lại thuận tình ly hôn, đã thỏa thuận nuôi con, chia tài sản chung và được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì cũng được coi là hòa giải thành và khi đó Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự;
– Vụ việc dân sự yêu cầu thuận tình ly hôn, yêu cầu về thỏa thuận nuôi con hoặc chia tài sản khi ly hôn mà sau khi tiến hành hòa giải, các đương sự của vụ án là vợ, chồng quyết định đoàn tụ và được Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu theo quy định của
5. Quan điểm hiện nay về quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án
Quyết định công nhận hòa giải thành tại Tòa án hiện nay còn nhiều quan điểm trái chiều, không đồng nhất giữa các cơ quan hữu quan và giữa các Thẩm phán trong cùng một cơ quan xét xử dẫn đến việc thi hành pháp luật không đồng nhất, không được hiệu quả.
– Thứ nhất, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể biểu mẫu về “Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành” mà theo quy định tại Điều 32 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án chỉ có quy định: “Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu”.
Như vậy, sau khi các bên đương sự của vụ án hòa giải thành, Hòa giải viên sẽ tiến hành ghi nhận kết quả hòa giải bằng biên bản. Trong trường hợp các bên đương sự có yêu cầu thì Hòa giải viên sẽ thực hiện chuyển toàn bộ tài liệu có liên quan đến vụ án dân sự cùng với biên bản hòa giải thành đến Tòa án có thẩm quyền để Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về mẫu Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, do đó, khi Tòa án ban hành Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành thì còn thiếu thống nhất về căn cứ ban hành và nội dung quyết định.
– Thứ hai, thủ tục ra Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án chưa được áp dụng thống nhất trên thực tiễn.
Trên thực tế, trong trường hợp các bên đương sự hòa giải thành và có yêu cầu thì Hòa giải viên phải tiến hành chuyển tài liệu liên quan và biên bản hòa giải thành đến Tòa án để Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành.
Tuy nhiên, hiện nay các Thẩm phán còn có nhiều quan điểm trái chiều về việc trước khi ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành thì Tòa án có thể tiến hành thụ lý vụ việc không, hay Thẩm phán có thể xem xét và ra quyết định khi có đủ điều kiện mà không thụ lý trong thời hạn 15 ngày? Nếu trong trường hợp Thẩm phán không thụ lý thì vụ việc dân sự đó sẽ được cập nhật trong hệ thống ghi chép nào để Tòa án theo dõi và trong trường hợp có thụ lý thì Thẩm phán thụ lý tại thời điểm nào?
Có quan điểm cho rằng Tòa án ban hành quyết định công nhận kết quả hòa giải thành theo đúng thời hạn quy định mà không thụ lý vụ việc dân sự. Có quan điểm khác lại cho rằng Tòa án phải thụ lý vụ việc trước khi ban hành quyết định công nhận kết quả hòa giải thành và thời điểm thụ lý vụ việc là sau khi nhận được biên bản hòa giải thành và tài liệu kèm theo do Hòa giải viên gửi đến, bởi nếu Tòa án không thụ lý vụ việc sẽ ảnh hưởng đến việc Tòa án đã tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết vụ việc của đương sự nhưng không có quyết định giải quyết vụ việc đó.