Quy định của pháp luật về kết hôn? Xét lý lịch trong trường hợp kết hôn với người trong ngành kiểm sát? Thủ tục đăng ký kết hôn?
Kết hôn như chúng ta đã biết thì đây là việc nam và nữ tự nguyện, bình đẳng và đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định của pháp luật thì họ có thể đăng ký kết hôn, nhưng trong một số trường hợp trong trường hợp kết hôn với người trong ngành kiểm sát thì có gì khác? Xét lý lịch trong trường hợp kết hôn với người trong ngành kiểm sát được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Quy định của pháp luật về kết hôn
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Dựa theo quy định tại Luật Hôn nhân và ga đình 2014 với các nôi dung sau:
1.1. Điều kiện kết hôn theo quy định
Tại Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vây, Khi yêu cầu đăng kí kết hôn, đối với nam nữ chưa đáp ứng những điều kiện trên thì cơ quan đăng kí kết hôn có quyền từ chối đăng kí kết hôn cho họ. Trong trường hợp nam, và nữ đã được đăng kí kết hôn nhưng một trong các bên hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì việc kết hôn đó là trái pháp luật và Tòa án có quyền hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu hủy bỏ Hơn nữa Nam, nữ phải đủ tuổi kết hôn, Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn theo quy định nêu như trên
+ Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, và nữ được phép kết hôn mà không quy định tuổi tối đa nên cứ đủ đôn tuổi kết hôn theo quy định thì có thể đăng ký kết hôn. Dựa trên Các nghiên cứu trong lĩnh vực y học đã chỉ rõ phải đạt đến độ tuổi này nam, nữ mới phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý.
Theo đó mà họ có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ. và Đồng thời, họ cũng đủ trưởng thành để thực hiện các nghĩa vụ của người làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ và cùng nhau chia sẻ gánh vác các công việc gia đình…Vì thế, quy định về tuổi kết hôn này góp phần tạo dựng lên những cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững và phát triển về trí tuệ cho thế hệ sau.
– Quy định này còn dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội, phong tục, và dựa trên phong tục tập quán và truyền thống, văn hóa của dân tộc. Điều này giải thích rõ vì sao tuổi kết hôn trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau
– Cách tính tuổi để kết hôn, Với quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật hiện hành, để tính tuổi kết hôn phải dựa vào cách tính tuổi tròn. Nam và nữ chỉ được xem là đủ tuổi kết hôn khi nam tròn 20 tuổi và nữ phải tròn 18 tuổi. Ví dụ: Nam sinh ngày 1/2/1991 thì đến ngày 1-2-2011 là đủ tuổi kết hôn. Như vậy từ ngày này trở đi, họ mới được phép kết hôn theo quy định của pháp luật và việc hôn nhân mới được xem là hợp pháp
1.2. Đăng ký kết hôn
Sau khi đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch thì hôn nhân đó mới được xem là hợp pháp Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý theo quy định, đồng nhĩa với việc không phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với việc kết hôn đó.
Trong các trường hợp mà Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn lại theo quy định của pháp luật.
2. Xét lý lịch trong trường hợp kết hôn với người trong ngành kiểm sát
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư cho em hỏi nếu lấy chồng làm kiểm sát viên làm trong ngành kiểm sát có cần xét lý lịch của vợ giống như bên công an hay không? Nếu gia đình em có ông ngoại đi lính thì có ảnh hưởng đến sự nghiệp của chồng em nếu chồng em làm trong ngành kiểm sát.
Luật sư tư vấn:
Kiểm sát viên là công chức theo quy định của Luật cán bô, công chức 2008 do đó sẽ không phải xét lý lịch 3 đời giống như ngành Công an. Tuy nhiên trong trường hợp này, bạn không nêu rõ chồng bạn là kiểm sát viên đã kết nạp Đảng hay chưa, nên chúng tôi đưa ra hai trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Chồng bạn là kiểm sát viên chưa kết nạp Đảng. Khi đó, điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
– Trường hợp 2: Chồng bạn là kiểm sát viên đã kết nạp Đảng thì ngoài việc tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, chồng bạn còn phải tuân thủ quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW ngày 05 tháng 01 năm 2012 quy định về thẩm tra lý lịch người vào Đảng.
Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
” Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).”
Còn trường hợp nếu gia đình bạn có ông ngoại đi lính thì theo quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW, việc này cũng không ảnh hưởng đến sự nghiệp của chồng bạn nếu chồng bạn làm trong ngành kiểm sát.
3. Thủ tục đăng ký kết hôn
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ đối với Kết hôn trong nước
Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ đó là
Chuẩn bị giấy tờ đối với Kết hôn Đối với Kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nếu việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì căn cứ theo Điều 30 Nghị định 123/2015, hồ sơ cần chuẩn bị đó là
+ Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình (do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận) theo quy định
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 37
+ Công dân Việt Nam với người nước ngoài
+ Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau
+ Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài
Bước 3: Giải quyết đăng ký kết hôn
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 nêu rõ, các cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. và Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định (theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). và Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Như vậy, có thể thấy thời hạn cấp Giấy đăng ký kết hôn là ngay sau khi hai bên được xét đủ điều kiện kết hôn và được UBND nơi có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài, theo Điều 32 Nghị định 123, việc trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.
– Lệ phí đăng ký kết hôn: Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch. (trước đây mức lệ phí này được quy định tối đa 30.000 đồng).
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Xét lý lịch trong trường hợp kết hôn với người trong ngành kiểm sát và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.