Thu hồi giấy phép của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép trong những trường hợp nào?
Thu hồi giấy phép của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép trong những trường hợp nào?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét các điều kiện của doanh nghiệp và cấp giấy phép hoạt động tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nếu như xét thấy có những trường hợp thuộc quy định tại Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Ngân hàng sẽ thực hiện các thủ tục thu hồi Giấy phép.
1. Các trường hợp Giấy phép bị thu hồi
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép.
– Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
– Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
2. Thu hồi Giấy phép trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép.
– Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát, hoặc đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có tờ trình, đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấm dứt hoạt động và yêu cầu tiến hành xây dựng phương án thanh lý tài sản theo quy định Pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Trong thời hạn tối đa sáu mươi (60) ngày kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng xong phương án thanh lý tài sản kèm hồ sơ thu hồi Giấy phép trình Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
– Sau khi nhận được hồ sơ thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện quy trình thu hồi Giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng (trừ điểm a).
Các trường hợp tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép thì phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh