Bị đuổi việc vì có người yêu cùng công ty. Em tôi làm việc trong công ty may, yêu anh quản công và bị giám đốc công ty sa thải.
Bị đuổi việc vì có người yêu cùng công ty. Em tôi làm việc trong công ty may, yêu anh quản công và bị giám đốc công ty sa thải.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em họ tôi làm việc trong một công ty may, em tôi có tình cảm và thường xuyên qua lại với anh quản công trong công ty may đó. Tuy nhiên, em gái của giám đốc công ty đó lại yêu và thích anh quản công, người đó nói với giám đốc công ty cho em gái tôi nghỉ việc vì yêu đương trong công ty, gây ảnh hưởng đến hoạt động công ty. Dù có nói thế nào thì công ty cũng không đồng ý, em họ tôi thì rất cần tiền để chữa trị cho mẹ em ý đang nằm viện. Vậy luật sư cho tôi hỏi còn có cách nào khác để đảm bảo quyền lợi cho em họ tôi không? Công ty có sao không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019”:
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Trong trường hợp, phía công ty may đã làm sai cho em họ bạn nên về nguyên tắc sẽ phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết đồng thời phải chi trả các khoản tiền và chế độ. Nếu không nhận lại người lao động thì cần tuân thủ các khoản trợ cấp theo quy định tại Điều 42-
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mặt khác, theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999 thì:
Điều 128. Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Như vây, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của sự việc này thì sẽ cần có sự điều chỉnh khác nhau, vừa đảm bảo bảo quyền lợi cho người lao động và dễ dàng
Như vậy, tùy hoàn cảnh cũng như hậu quả của sự việc xảy ra thì đơn vị sử dụng lao động cũng như giám đốc công ty sẽ bị truy cứu trách nhiệm.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.