Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể phát sinh từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều kiện giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.
Pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định cho phép chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Hoặc khởi kiện ra
Vậy để có thể giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thì cần phải có điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có tranh chấp xảy ra, tranh chấp có thể phát sinh từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định ở điều 28, Luật sở hữu trí tuệ 2005; hành vi xâm phạm quyền liên quan (Điều 35); Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126); Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh (Điều 127); Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (Điều 129). Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (Điều 188).
Tranh chấp phát sinh từ quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền tài sản quy định tại Điều 20 và quyền nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ 2005…. Và nhiều loại tranh chấp khác theo quy định tại Phần I. Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân.
>>> Luật sư
Thứ hai, phải có yêu cầu của chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm đó. Chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu cơ quan quản lí có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ giải quyết tranh chấp phát sinh, hoặc có thể khởi kiện ra tòa theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.
Thứ ba, đối tượng bị xâm phạm phải đang trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chỉ được được thực hiện các quyền đối với các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời hạn pháp luật sở hữu trí tuệ quy định. Ví dụ như đối với thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 739 của “Bộ luật dân sự năm 2015”, tại Điều 27 và Điều 34 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 và tại Điều 26 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP. Hết thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định nêu trên (trừ các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ 2005), thì các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan không còn được Nhà nước và pháp luật bảo hộ; do đó, Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết nếu các quyền đó vẫn còn trong thời hạn bảo hộ, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả.
Hay đối với thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được xác định căn cứ vào thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quy định tại Điều 93 của Luật sở hữu trí tuệ 2005. Trong trường hợp hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì quyền sở hữu công nghiệp cũng chấm dứt.
Nếu hết thời hạn bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì các quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp không còn được Nhà nước và pháp luật bảo hộ. Do đó, Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết nếu hành vi xâm phạm xảy ra vào thời điểm văn bằng bảo hộ còn hiệu lực hoặc đối tượng quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn trong thời hạn được bảo hộ.