Căn cứ tuyên bố hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản. Một hợp đồng mua bán tài sản khi nào thì có thể tuyên bố hủy bỏ? Căn cứ hủy bỏ là gì?
“
“…là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.”
“Hủy bỏ hợp đồng” là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự, là trường hợp khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên còn lại có quyền xóa bỏ Hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
Xuất phát từ việc
“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định…”
Từ đó có thể hiểu rằng: quyền hủy bỏ hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán tài sản nói riêng có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. “Pháp luật có quy định” ở đây được hiểu là những căn cứ cụ thể để hủy bỏ hợp đồng trong pháp luật dân sự, thương mại, kinh doanh bảo hiểm, nhà ở …
Ngoài việc đưa ra những căn cứ chung thì đối với Hợp đồng mua bán tài sản, “Bộ luật dân sự năm 2015” còn đưa ra một số căn cứ cụ thể khác để hủy bỏ hợp đồng như:
“Giao vật không đúng số lượng; giao vật không đồng bộ; giao vật không đúng chủng loại; không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng và không đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua”.
Cụ thể:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Điểm c khoản 2 Điều 435 “Bộ luật dân sự năm 2015” về trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng: Trong trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Điểm b khoản 1 Điều 436 “Bộ luật dân sự năm 2015” về trách nhiệm do giao vật không đồng bộ: Trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có quyền Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Khoản 3 Điều 437 “Bộ luật dân sự năm 2015” về trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại: Trong trường hợp vật được giao không đúng chủng, thì bên mau có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
– Điều 442 “Bộ luật dân sự năm 2015” về nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng: Nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này…nếu bên bán vẫn không thực hiện, thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
– Khoản 2 Điều 443 “Bộ luật dân sự năm 2015” về bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua: Trong trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp…Nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán, thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.