Ngày 31 tháng 7 năm 2015 Bộ Lao Động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH với những điểm mới sau đây.
Ngày 31 tháng 7 năm 2015 Bộ Lao Động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Thông tư này hướng dẫn về đối tượng bắt buộc tham gia BHTN, thời hạn tham gia, mức đóng, mức hưởng BHTN; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và trách nhiệm thông báo tình hình biến động lao động.
So với quy định cũ, Thông tư này có những điểm mới sau đây:
+ Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2015/TT-BLDTBXH quy định:
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Người sử dụng lao động phải lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
Như vậy, trước đây Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH quy định tại khoản 2, Điều 7: "Thời hạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau: Trong thời hạn ba mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho tổ chức bảo hiểm xã hội."
+ Ở khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2015/TT-BLDTBXH cũng quy định:"Trường hợp trước ngày 01/01/2015 người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng với người lao động và đang thực hiện hợp đồng lao động này, tính đến ngày 01/01/2015 thời hạn hợp đồng lao động nêu trên còn ít nhất 03 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động kể từ ngày 01/01/2015 trở đi."
+ Mức đóng BHTN tối đa kể từ 2015 cũng có thay đổi:
"Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi."
Thay vì trước đây là 20 tháng lương tối thiểu chung (khoản 2 Điều 8 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH)
+ Quy định về mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng thay đổi tại Điều 8 như sau:
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng | = | Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp |
| x | 60% |
a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
+ Bổ sung quy định khống chế mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tại điểm b khoản 1 Điều 8:
b) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Bổ sung trách nhiệm thông báo tình hình sử dụng lao động với Trung tâm dịch vụ việc làm tại Điều 16:
Điều 16. Thông báo tình hình biến động lao động
1. Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.
Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01 tháng 10 năm 2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
3. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2015. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2015. Thay thế Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 và Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2013.