Pháp luật Việt Nam hiện tại có những quy định nào về hợp đồng bảo hiểm?
1. Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Điều 567, Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, có hiệu lực ngày 14 tháng 6 năm 2005 (sau đây gọi tắt là “Bộ luật dân sự 2015”), quy định:
“Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Điều 12, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 2 năm 2000, có hiệu lực ngày 1 tháng 4 năm 2001, đã được sửa đổi bổ sung bằng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2011, quy định:
“Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm:
Thứ nhất, đây là hợp đồng chuyển dịch rủi ro.
Rủi ro trong mọi trường hợp được xác định là sự kiện bảo hiểm sẽ được chuyển từ bên tham gia bảo hiểm sang bên nhận bảo hiểm kể từ khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
Thứ hai, đây là một hợp đồng dịch vụ
Hành vi bảo hiểm của bên nhận bảo hiểm là một dịch vụ, khi bên nhận bảo hiểm nhận một khoản tiền từ người tham gia bảo hiểm nghĩa là đã cam kết trước họ về một dịch vụ: Bảo hiểm cho một đối tượng được xác định trong hợp đồng đó.
Thứ ba, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm là một nghĩa vụ có điều kiện.
Theo đó, kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, một quan hệ nghĩa vụ được hình thành và thông thường, các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ đó phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo thời hạn đã được xác định trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm (trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại) khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
3. Sự kiện bảo hiểm:
Theo tinh thần của điều 571, “Bộ luật dân sự 2015”, sự kiện bảo hiểm được hiểu là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, trừ trường hợp có hợp đồng thế chấp mà theo đó bên nhận thế chấp phải
>>> Luật sư
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, sự kiện bảo hiểm là những rủi ro xảy ra trong thực tế, nằm ngoài ý chí của các bên tham gia bảo hiểm và đã gây ra những tổn thất nhất định cho bên được bảo hiểm trong phạm vi bảo hiểm đã được xác định trước theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Nói một cách khác, sự kiện bảo hiểm chính là rủi ro được bảo hiểm.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, rủi ro đến với bên được bảo hiểm cũng được coi là sự kiện bảo hiểm. Các rủi ro được coi là sự kiện bảo hiểm khi có đủ các yếu tố sau.
Thứ nhất, rủi ro này phải là một sự kiện khách quan.
Điều này có nghĩa là thiệt hại xảy ra do rủi ro phải là các tai biến bất ngờ mà hoàn toàn không phải do hành vi cố ý của người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm gây ra. Ngoài ra, một thiệt hại xảy ra trước hoặc trùng với thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm cũng không được coi là sự kiện bảo hiểm
Thứ hai, rủi ro này phải trong giới hạn của phạm vi bảo hiểm.
Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được tiến hành bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp đó được phép kinh doanh theo Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Tài chính) cấp. Đồng thời khi khai thác bảo hiểm, các doanh nghiệp này phải đăng kí các quy tắc, điều khoản, biểu phí đối với các sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động bảo hiểm. Trong đó phần phạm vi bảo hiểm phải liệt kê các rủi ro được coi là sự kiện bảo hiểm. Một nghiệp vụ bảo hiểm thường chỉ nhận bảo hiểm rủi ro do một số nguyên nhân nhất định và bên bảo hiểm chỉ bồi thường khi đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại do những nguyên nhân đó gây ra.
Thứ ba, rủi ro đó phải xảy ra trong thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm hay còn được gọi là thời gian bảo hiểm được xác định theo từng hợp đồng bảo hiểm và nếu có thiệt hại phát sinh trong thời hạn đó sẽ thuộc trách nhiệm bảo hiểm của bên bảo hiểm.
Trên thực tế sẽ có hai trường hợp.
Một là, thời hạn bảo hiểm trùng với khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, các thiệt hại từ rủi ro đã được thỏa thuận xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong thời hạn bảo hiểm đều phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại.
Hai là, thời gian bảo hiểm không trùng với thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Thời hạn trong các trường hợp này chỉ là những khoảng thời gian nhất định nằm trong khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, dù thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm rất dài nhưng trong đó chỉ thiệt hại nào xảy ra trong khoảng thời gian đã được xác định cụ thể trong hợp đồng mới được coi là sự kiện bảo hiểm.