Kinh doanh thương mại là gì? Thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong yêu cầu về kinh doanh, thương mại?
Hiện nay nền kinh tế phát triển, việc kinh doanh thương mại cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Theo đó là các vấn đề trong kinh doanh thương mại cũng nổi lên như các yêu cầu trong kinh doanh thương mại, hay các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh thương mại, với vấn đề đó thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong yêu cầu về kinh doanh, thương mại được xác định như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Kinh doanh thương mại là gì?
Hiện nay dưới sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì việc kinh doanh thương mại lại càng được chú trong phát triển hơn đây được hiểu là ngành gắn liền với hoạt động bán hàng, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho. Ngành kinh doanh thương mại đào tạo nhiều kỹ năng công việc thực tế như đối với quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, những phương thức bán hàng hiệu quả. Người làm việc trong ngành Kinh doanh thương mại phải có năng lực quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều phối bán lẻ. Đặc biệt, bạn cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý, hành vi mua hàng để từ đó tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Ví dụ: Bên nguyên đơn có đơn kiện yêu cầu Hội đồng Trọng tài giải quyết buộc bị đơn phải trả số tiền còn nợ là 300 triệu đồng. Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp nguyên đơn có đơn yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả tài khoản của bị đơn.
2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong yêu cầu về kinh doanh, thương mại
Tại Điều 31. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
3. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.
6. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ dựa trên quy định trên có thể thấy pháp luật đã quy định rất cụ thể và chi tiết về yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trên thực tế tùy theo trường hợp cụ thể mà có thể xác định thẩm quyền giải quyết khác nhau. Có các cách xác định thẩm quyền của tòa án như thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp xét xử, theo lãnh thổ hay theo yêu cầu của đương sự, cụ thể:
Thứ nhất, thẩm quyền theo loại việc của tòa án: Theo quy định tại Điều 30
Thứ hai, thẩm quyền theo cấp xét xử của tòa án : thẩm quyền theo cấp xét xử của tòa án là giới hạn do pháp luật quy định để tòa án các cấp thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại. Thông thường thẩm quyền của tòa án các cấp được phân chia căn cứ vào giá trị tranh chấp, tính chất của sự việc và khả năng, điều kiện của từng cấp tòa án. Về thẩm quyền của tòa án theo cấp, giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản giữ nguyên như bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định. Đồng thời có sửa đổi bổ sung một số nội dung như sau:
+ Thẩm quyền Tòa án cấp huyện là thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp thương mại theo quy định của pháp luật
+ Thẩm quyền của các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thể có một số Tòa chuyên trách theo quy định của pháp luật cho nên Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định thẩm quyền đối với tòa chuyên trách của Tòa án nhân cấp huyện đối với việc giải quyết vụ việc tranh chấp thương mại cụ thể đó là Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 30 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
+ Pháp luật quy định cụ thể về thẩm quyền của các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh cụ thể tại các văn bản như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Thứ ba đó là thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ: thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định xác định chức năng giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại của tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ quy định tòa án có nghĩa vụ giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại theo yêu cầu của đương sự khi khởi kiện. Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ được xác định: nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở; theo sự lựa chọn của đương sự; đối với tranh chấp bất động sản thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi có bất động sản.
Thứ tư đó là về thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trong những trường hợp này, Điều 40 Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định có thể xác định thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn theo quy định tại Điều 30 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định rất rõ việc xác định những tranh chấp nào là tranh chấp kinh doanh thương mại. Theo đó, khi có một trong các loại tranh chấp quy định tại các khoản từ 1 đến 4 của Điều 30 như phân tích bên trên thì tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của tòa án. Trong đó, quy định tại khoản 5 Điều 30 là quy định mở “Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”. Chỉ khi có một văn bản quy phạm pháp luật xác định quan hệ đó là tranh chấp kinh doanh thương mại thì Tòa án vận dụng khoản 5 Điều 30 để thụ lý, giải quyết.
Như vậy có thể thấy dựa trên những quy định nêu trên thì việc tranh chấp phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý của nhiều loại hình doanh nghiệp mà sự hoạt động dựa vào sự góp vốn của các thành viên như hợp tác xã hoặc các loại hình doanh nghiệp đặc thù trên thực tế (như trường tư thục, trường dạy nghề, trường dân lập, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán…) theo Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành không được coi là tranh chấp công ty mặc dù chúng có cùng bản chất với tranh chấp công ty. Việc xác định mục đích lợi nhuận. Tiêu chí lợi nhuận chưa thực sự rõ ràng về mặt lý luận và thực tiễn. Nếu phân biệt quan hệ về kinh doanh và dân sự dựa trên yếu tố lợi nhuận mà không đưa ra tiêu chí cụ thể, khác biệt thì có sự bất ổn về cách phân loại các tranh chấp. Chẳng hạn các trang thiết bị có thể vừa dùng cho mục đích kinh doanh, vừa dùng cho sinh hoạt. Điều này sẽ dẫn đến việc cùng một quan hệ nhưng bao hàm cả 2 mục tiêu là tiêu dùng và phục vụ sản xuất – kinh doanh.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong yêu cầu về kinh doanh, thương mại và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.