Vậy tôi muốn hỏi: Tôi muốn hỏi tài sản có thuộc về anh H hay không? Hành vi của chủ tịch UBND xã ký chứng nhận như trên có vi phạm pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư!
Tôi có một trường hợp, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Bác tôi ( đã mất) có mua một 1 kiot ( giống gian hàng) của UBND xã X năm 1995 chỉ có giấy biên nhận tiền và giấy bàn giao tài sản. Tháng 5/1995, bác tôi có dùng tài sản ki ốt này để làm vật thế chấpvới hội Phụ nữ Xã có chữ ký của vợ chồng để vay số tiền 1.4triệu mà không trực tiếp vay qua ngân hàng Agribank ( Hình thức vay tín chấp). Năm 1997 bác tôi không thanh toán được khoản nợ này, bà Hội trưởng Hội phụ nữ bị Ngân hàng Agribank tịch thu tài sản để thanh toán khoản trên, tổng số tiền là 5.400.000VND. Tuy nhiên bà Hội trưởng phụ nữ không khởi kiện bác tôi và cũng không đòi phát mại tài sản, mà chỉ giải quyết bằng tình cảm. Hiện nay vẫn đồng ý nếu gia đình trả cho bà số tiền 5.4tr trên bà sẽ trao trả hồ sơ và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Đến năm 1996, Bác trai tiếp tục vay anh H cùng xã số tiền 2 triệu đồng. Nội dung thỏa thuận vay tiền là ” Nếu không trả nợ sẽ trao quyền sở hữu ki ốt sô 9 trên cho anh H”. Đến năm 1997 khi Bác tôi không thanh toán được cho anh H, anh H có làm đơn lên UBND Xã. Tuy nhiên Chủ tịnh UBND có xác nhận về sự việc như sau: “Chứng nhận bác tôi đã thanh toán đầy đủ cho anh H, Bác tôi đã giao quyền sử dụng cho anh H. Sau đó yêu cầu bộ phận làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho anh H. Hiện chưa rõ anh H đã được cấp bìa đỏ hay chưa?
Vậy tôi muốn hỏi: Tôi muốn hỏi tài sản có thuộc về anh H hay không? Hành vi của chủ tịch UBND xã ký chứng nhận như trên có vi phạm pháp luật không? Vì Giấy chứng nhận của chủ tịch UBND xã viết bằng tay ở mặt sau tờ giấy mà bác tôi viết giấy biên nhận vay tiền với anh H không có dấu đóng giáp lai mà chỉ có dấu ở chỗ ký tên. Hỏi quy định hình thức văn bản trên có đúng quy định pháp luật ở giai đoạn đó không ? Nội dung giấy chứng nhận chỉ ghi “ Bác tôi đã thanh toán đầy đủ” “Chứng nhận bác tôi giao quyền sử dụng cho anh H” Hỏi có thể hiểu “Giao quyền sử dụng” là hành vi bác tôi cho thuê hoặc cho anh H mượn không? Nếu gia đình tôi muốn thanh toán cho Hội phụ nữ xã, nộp đơn khởi kiện ra tòa dân sự để thanh toán cho anh H lấy lại ki ốt thì khả năng thắng kiện bao nhiêu phần %? Thủ tục khởi kiện như thế nào ?
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vấn đề thứ nhất: Xác định chủ sở hữu
Trước tiên nhận thấy rằng, bác của bạn mua một gian hàng gắn liền với quyền sử dụng đất. Về bản chất bác của bạn có đầy đủ ba quyền năng: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với gian hàng đó, tuy nhiên quyền đối với mảnh đất gắn liền gian hàng đó chỉ có quyền sử dụng. Xuất phát từ lý do sau:
Tại thời điểm nhận chuyển nhượng đó,
Điều 31 Luật đất đai năm 1993 quy định:
“Điều 31
1- Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại Uỷ ban nhân dân xã; ở đô thị làm tại Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2- Thủ tụcchuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại Uỷ ban nhân dân huyện; ở đôthị làm tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
“Điều 707.
Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Vì vậy, khi làm thủ tục vay ngân hàng ( theo hình thức tín chấp) gia đình của bác bạn chỉ được quyền thế chấp đối với gian hàng không được thế chấp gian hàng gắn liền với quyền sử dụng đất của gian hàng đó. Đồng thời năm 1996, bác trai bạn cũng chỉ được cầm cố gian hàng đó với anh H nếu đã hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng và phải được sự đồng ý của bác gái của bạn, đây được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn ( Thời điểm đó gian hàng đang thực hiện với nghĩa vụ với ngân hàng).
Năm 1997 khi Bác bạn không thanh toán được cho anh H, anh H có làm đơn lên UBND Xã. Tuy nhiên Chủ tịnh UBND có xác nhận về sự việc như sau: Chứng nhận bác bạn đã thanh toán đầy đủ cho anh H, Bác bạn đã giao quyền sử dụng cho anh H. Sau đó yêu cầu bộ phận làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho anh H. Hoạt động này không được pháp luật hiện hành tại thời điểm đó công nhận. Xuất phát từ lý do sau:
Thứ nhất: Gian hàng là tài sản chung của vợ chông bác bạn và đang thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng.
Thứ hai: Hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có điều kiện sau: Bên chuyển nhượng phải là chủ sở hữu hợp pháp ( bác bạn chưa phải là chủ sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng) và hợp đồng phải được lập thành văn bản, được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
Vấn đề thứ hai: Chứng thực của chủ tịch UBNĐ xã tại thời điểm năm 1997
UBND xã có thẩm quyền chứng thực trong trường hợp sau:
– Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;
– Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
Bạn cần xem lại vấn đề chứn thực của Chủ tịch UBND xã thời điểm đó thuộc trường hợp nào để xác định tính hợp pháp của văn bản.
>>> Luật sư
Vấn đề thứ ba: Khởi kiện
Khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý với bác gái của bạn về quan hệ pháp luật định khởi kiện là: Hợp đồng dân sự của bác trai bạn ký kết với anh H khi không được sự đồng ý của bác gái hay tranh chấp về ai là người có quyền sử dụng mảnh đất gắn với gian hàng để xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, tại Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“Điều 79. Nghĩa vụ chứng minh
1. Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
3. Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó”.
Như vậy, vấn đề về tỷ lệ % thắng kiện mà bạn thắc mắc phụ thuộc vào việc đương sự chứng minh và cung cấp bằng chứng để Tòa án xác định là chứng cứ, đồng thời Tòa án sẽ xem xét việc chứng minh của các đương sự với quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết.