Mỗi loại hợp đồng ngoài những đặc điểm chung thì sẽ có những điểm riêng biệt để làm cơ sở phân biệt với các loại hợp đồng khác.
Mỗi loại hợp đồng ngoài những đặc điểm chung thì sẽ có những điểm riêng biệt để làm cơ sở phân biệt với các loại hợp đồng khác.
Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế
Hợp đồng phát sinh hiệu lực tại thời điểm giao kết, tức là vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị hoặc nếu hợp đồng được giao kết bằng miệng thì thời điểm giao kết là thời điểm các bên thỏa thuận về nội dung hợp đồng hoặc thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu hợp đồng vay được giao kết dưới hình thức văn bản thì khi có tranh chấp xảy ra sẽ có cơ sở để giải quyết, còn hợp đồng được giao kết dưới hình thức miệng thì khi tranh chấp khó có thể chứng minh được sự tồn tại của hợp đồng, tuy nhiên hợp đồng có người làm chứng, có băng ghi âm, các bên thừa nhận…thì các bên phải chịu trách nhiệm về lời cam kết của mình. Do vậy, hợp đồng vay tài sản được giao kết dưới hình thức bằng văn bản thì là hợp đồng ưng thuận, và dưới hình thức bằng miệng là hợp đồng thực tế.
Thứ hai, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng đơn vụ
Cơ sở để xác định một hợp đồng có tính chất song vụ hay đơn vụ là mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực.
Hợp đồng vay là hợp đồng song vụ khi thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cũng đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay, đầy đủ đúng chất lượng và số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.Nếu bên cho vay biết tài sản không đảm bảo chất lượng mà không báo cho bên vay biết thì phải bồi thường thiệt hại cho bên vay (trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó). Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp bên vay đồng ý. Đồng thời bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay đúng thời gian, địa điểm, phương thức và sử dụng tài sản vay đúng thỏa thuận. Hợp đồng vay tiền có thỏa thuận lãi suất là hợp đồng vay tài sản có đối tượng cụ thể là tiền. Ngoài ra, các bên có thỏa thuận lãi và lãi suất là một quy định thuộc nội dung của hợp đồng. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hợp đồng vay tài sản nói chung, phổ biến nhất là hợp đồng vay tiền, thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu để huy động vốn trong sản xuất kinh doanh.
Trong trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì nó là hợp đồng đơn vụ. Bởi, nếu hợp đồng cho vay tài sản làhợp đồng thực tế thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên vay chuyển giao tài sản cho bên vay, kể từ thời điểm này mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Do đó, đây là hợp đồng đơn vụ, và cho dù cả hai bên đều thực hiện cho nhau một lợi ích vật chất nhất định nhưng vẫn coi là hợp đồng đơn vụ chứ không phải là hợp đồng song vụ.
Thứ ba, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có tính đền bù hoặc hợp đồng không có tính đền bù.
– Hợp đồng vay tài sản có tính đền bù khi hợp đồng vay tài sản có lãi suất, có nghĩa là khi mà một bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích thì sẽ nhận được lại một lợi ích tương ứng cùng với khoản lãi do các bên tự thỏa thuận với nhau. Hợp đồng vay tài sản có tính đền bù thường gặp ở trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, hay các dịch vụ cho vay tiền…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Hợp đồng vay tài sản không có tính đền bù khi hợp đồng vay không có lãi suất, nghĩa là khi hết thời hạn của hợp đồng vay thì bên vay có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ một lượng tài sản cùng loại, cùng giá trị của bên cho vay, mà không phải trả thêm bất cứ khoản lợi ích về mặt vật chất hay một giá trị tài sản khác. Việc giao kết hợp đồng này dựa trên mục đích tương trợ, giúp đỡ nhau trên tinh thần “lá lành đùm lá rách” truyền thống của ông cha ta bao đời này, loại hợp đồng không có tính đền bù này hầu hết chỉ diễn ra giữa các chủ thể có mối quan hệ mật thiết, quen biết lẫn nhau.
Thứ tư, hợp đồng vay tài sản là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ bên vay sang bên cho vay, điều này cũng được thể hiện trong Điều 472-“Bộ luật dân sự 2015”“Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”. Như vậy, sau khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản thì bên vay có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản…Hết thời hạn vay thì bên vay có nghĩa vụ trả cho bên cho vay tài sản cũng loại theo đúng số lượng, chất lượng mà không phải trả đúng như tài sản đã vay.