Có được sa thải lao động đang nuôi con dưới 12 tháng nhưng không chấp nhận đến công ty làm việc, trì hoãn lao động, không trở lại làm việc
Có được sa thải lao động đang nuôi con dưới 12 tháng nhưng không chấp nhận đến công ty làm việc, trì hoãn lao động, không trở lại làm việc
Tóm tắt câu hỏi:
Bên em có trường hợp 01 lao động nữ đã kí hợp đồng vô thời hạn nghỉ sinh từ tháng 7/2013, đến tháng 1/2014 sẽ phải quay trở lại đi làm nhưng do không bố trí được người trông em bé nên bạn xin nghỉ thêm 01 tháng không lương từ hồi tháng 11/2013 và đã được công ty chấp thuận. Tuy nhiên đến giữa tháng 12/2013 bạn lại liên lạc để xin nghỉ 03 tháng không lương trong tháng 1, 2 và 3/2014.
Do đặc thù kinh doanh bên em rất bận trong những tháng này nên không thể bố trí để cho các bạn nghỉ lâu như vậy. Bên em đã trao đổi với bạn để bạn sắp xếp đi làm nhưng bạn vẫn không đồng ý.
Theo Khoản 3 Điều 155, Bộ Luật lao động 2012 về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ TH người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động. Như vậy em hiểu là đã loại trừ được Khoản 3, Điều 39 “Bộ luật lao động 2019” tuy nhiên nếu bên em đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn với lý do tại điều 1d do bạn không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng ở Điều 33 có đúng không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định trong “Bộ luật lao động 2019” ta có:
Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện
"1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận".
Trường hợp trên của bạn, nhân viên bạn đã nghỉ sinh, đây là trường hợp hoãn thực hiện
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 33 “Bộ luật lao động 2019” . Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Sau khi hết thời hạn tạm hoãn trên đến tháng 1/2014 sẽ phải quay trở lại đi làm nhưng do không bố trí được người trông em bé nên bạn xin nghỉ thêm 01 tháng không lương từ hồi tháng 11/2013 và đã được công ty chấp thuận. Vì vậy trường hợp này được chấp nhận và vẫn đang trong thời gian tạm hoãn. Người sử dụng lao động có quyền Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.