Một số tranh chấp lao động cá nhân không phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết được quy định tại "Bộ luật lao động 2019".
Hòa giải luôn là con đường hữu hiệu để giải quyết tranh chấp của các chủ thể. Trong đó, với tranh chấp lao động cá nhân, pháp luật coi thủ tục hòa giải qua hòa giải viên lao động như một thủ tục bắt buộc tiền tố tụng. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết nếu tranh chấp đó đã được hòa giải viên tiến hành hòa giải nhưng không thành (thể hiện ở Biên bản hòa giải không thành) hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải viên không giải quyết trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải.
Thông qua hòa giải, người sử dụng lao động và người lao động có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng một cách nhanh chóng, đạt được lợi ích của mình mà không ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bên.
Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất nghiêm trọng (như tranh chấp về vấn đề xử lý kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khoản 1, Điều 201, “Bộ luật lao động 2019” quy định:
“Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
– Về xử lý kỷ
– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như vậy, với các tranh chấp trên, người sử dụng lao động và người lao động có thể bỏ qua thủ tục hòa giải, trực tiếp nộp đơn lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.