Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: công ty tôi hiện đang có khoảng 30% thị phần trên thị trường sản phẩm giấy viết. Hiện tại có một doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực mời chúng tôi mua lại công ty của họ. vậy luật sư cho hỏi công ty tôi có thể mua lại doanh nghiệp kia không? Việc mua lại có bị coi là lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay không? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 1, Điều 11 Luật cạnh tranh quy định “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”. Hiện tại công ty bạn đang có 30% thị phần sản phẩm trên thị trường giấy viết do đó được coi là đang có vị trí thống lĩnh thị trường.
Việc mua lại doanh nghiệp khác sẽ là hành vi tập trung kinh tế bị cấm nếu tổng thị phần của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp được mua lại chiếm trên 50% thị phần trên thị trường liên quan, trừ trường hợp bên được mua lại đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; hoặc việc mua lại có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, để xét khả năng mua lại của công ty bạn, cần xem xét thị phần trên thị trường liên quan của công ty mà bạn định mua lại:
Thứ nhất: Nếu công ty đó đang hoạt động bình thường và có thị phần hơn 20% thì việc mua lại được coi là tập trung kinh tế và sẽ bị cấm theo quy định của pháp luật. còn nếu công ty đó chiếm hơn 20% thị phần nhưng đang trong tình trạng giải thể, phá sản thì bạn làm hô sơ đề nghị xin hưởng miễn trừ trong trường hợp tập trung kinh tế. Nếu được cơ quan nhà nước ra quyết định cho hưởng miễn trừ thì công ty bạn có thể tiến hành hoạt động mua lại.
Thứ hai: Nếu công ty được mua lại có ít hơn 20% thị phần trên thị trường liên quan thì hoạt động mua lại có thể tiến hành bình thường nhưng phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài