Doanh nghiệp được thực hiện những dịch vụ việc làm nào theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi về các hoạt động dịch vụ việc làm mà doanh nghiệp có thể thực hiện cụ thể là những hoạt động nào? Doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thuộc hoạt động dịch vụ việc làm được pháp luật cho phép không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Theo đó hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp bao gồm:
Thứ nhẩt, tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động, cụ thể là:
– Tư vấn nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
– Tư vấn việc làm cho người lao động lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; kỹ năng thi tuyển; tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước;
– Tư vấn cho người sử dụng lao động tuyển dụng, quản lý lao động; quản trị và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và phát triển việc làm.
Thứ hai, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:
– Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động cần tuyển lao động;
– Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
– Cung ứng, giới thiệu lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
Thứ ba, hoạt động thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
Thứ tư, tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó, doanh nghiệp có thể cung ứng, giới thiệu lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
Doanh nghiệp cần có trách nhiệm đối với các hoạt động dịch vụ việc làm kể trên, điều này được quy định tại Điều 5 Nghị định 52/2014/NĐ-CP như sau:
“1. Thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động và người sử dụng lao động, người học nghề, người được tư vấn, giới thiệu việc làm.
2. Thực hiện đúng các chế độ tài chính, các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật và bồi thường các thiệt hại do vi phạm các hợp đồng theo quy định của pháp luật.
3. Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng trong thời gian người lao động thực hiện hợp đồng lao động mùa vụ, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì theo dõi tình trạng việc làm của người lao động trong 12 tháng.
4. Niêm yết công khai Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại trụ sở.
5. Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.