N và M đã tố cáo nhân viên bảo vệ của trung tâm đến các cơ quan chức năng và yêu cầu được bồi thường. Hành vi của A và B đúng hay sai?
Tóm tắt câu hỏi:
Hai thanh niên là N và M vào trung tâm thương mại X chơi, vừa đi xem quầy hàng, vừa ăn bánh ngọt. A là nhân viên bảo vệ nhắc nhở nội quy của trung tâm thương mại là khách không được ăn uống trong các quầy hàng. N và M lờ đi, vẫn điềm nhiên ăn tiếp. A nói với B là một nhân viên bảo vệ khác. A và B xông tới, dùng còng tay để còng tay N và M, vừa đánh vừa hô trộm để khách hàng khác tưởng N và M trộm cắp hàng hóa. N và M bị giữ lại đến tối mới được thả về, sau khi phải xin lỗi, lạy lục, van xin A và B nhiều lần. Do bị đánh, N và M đều bị thương tích ở mặt và người. Riêng N do vết thương khá nặng, N phải nghỉ việc, điều trị ở bệnh viện nhiều ngày. Sau đó, N và M đã tố cáo nhân viên bảo vệ của trung tâm đến các cơ quan chức năng và yêu cầu được bồi thường. Hành vi của A và B đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Việc A, B còng tay N, M đánh, sau đó lại giữ N, M trong trung tâm nhiều giờ liền là trái pháp luật. Bảo vệ trung tâm thương mại không phải là người có thẩm quyền còng tay hay đánh người, giữ người.
N, M là nhân viên của trung tâm thương mại, gây thiệt hại khi đang thực hiện công việc được giao. Vì vậy, theo Điều 618 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Do đó trung tâm phải bồi thường thiệt hại cho N, M. Sau khi đã bồi thường cho N, M, trung tâm có quyền yêu cầu A, B phải hoàn trả một khoản tiền bồi thường thiệt hại.
Hành vi của A, B – bảo vệ trung tâm thương mại đã gây ra thiệt hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của N và M. Vì vậy, trung tâm phải bồi thường thiệt hại về sức khoẻ theo Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015”
>>> Luật sư
Ðiều 609. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”
và thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm theo Điều 611 “Bộ luật dân sự 2015”
Ðiều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”