Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về giới hạn xét xử vụ án hình sự trong phiên tòa sơ thẩm là vấn đề mang tính cấp bách.
Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về giới hạn xét xử vụ án hình sự trong phiên tòa sơ thẩm là vấn đề mang tính cấp bách. Sau đây là một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử vụ án hình sự trong phiên tòa sơ thẩm:
1. Giải pháp lập pháp:
Cần sửa đổi Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức
Thứ nhất, nhiệm vụ của
Thứ hai, Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
“Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Đây là nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của hoạt động xét xử. Điều đó có nghĩa là các phán quyết của HĐXX không chịu bất kỳ một sự tác động nào từ bên ngoài có thể ảnh hướng tới tình khách quan của bản án. Khhi xét xử, HĐXX chỉ được căn cứ vào sự thật khách quan của vụ án đã được xác định ngay tại phiên tòa, từ đó dựa vào quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự để ra bản án. HĐXX hoàn toàn độc lập với yêu cầu hay kết luận của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Vì vậy, nếu kết luận trong bản án của HĐXX có mâu thuẫn với cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố (nếu như kết luận của HĐXX có căn cứ) thì cũng là một tất yếu khách quan vì đây là kết luận có tính độc lập của HĐXX dựa trên cơ sở của pháp luật và chỉ tuân theo pháp luật.
Thứ ba, sự không thống nhất giữa Điều 196 và khoản 3 Điều 249 sẽ được giải quyết tuyệt đối nếu chúng ta hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử theo hướng đẻ cho Tòa án toàn quyền quyết định về tội danh và điều khoản áp dụng đối với bị cáo.
Từ những cơ sở trên, cần sửa đổi quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
“Điều 196. Giới hạn của việc xét xử
Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố và Tóa án ra quyết định đưa ra xét xử”.
Đồng thời sửa đổi Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 theo hướng quy định:
“Trường hợp Tòa án có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội nặng hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”.
Là một căn cứ để Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát bổ sung. Nếu Viện kiểm sát không nhất trí thì vụ án vẫn được đưa ra xét xử và việc quyết định về vụ án phải căn cứ vào hồ sơ và kết quả xét hỏi tại phiên tòa. Nếu Viện kiểm sát không nhất trí với kết quả xét xử thì kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ cáo trạng truy tố về tội gì, Tòa án xét xử bị cáo về tội gì. Như vậy nếu tại phiên tòa qua xét xử mà xác định bị cáo phạm tội nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì các hoạt động tố tụng vẫn tiến hành bình thường và HĐXX có quyền áp dụng tội danh khác nặng hơn để ra bản án. Trường hợp này không áp dụng đối với bị cáo bị xét xử vắng mặt tại phiên tòa để đảm bảo quyền bào chữa của họ. Do đó nếu bị cáo vắng mặt tại phiên tòa mà có căn cứ để xét hỏi bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và việc đảm bảo sự có mặt của bị cáo chưa thể thưc hiện ngay lập tức thì trong mọi trường hợp phải hoãn phiên tòa để triệu tập bị cáo trừ trường hợp việc triệu tập không thể thực hiện được.
>>> Luật sư
2. Giải pháp áp dụng pháp luật:
Việc áp dụng quy định giới hạn xét xử vụ án hình sự cần được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một cách thống nhất, triệt để đảm bảo được xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội và không làm oan người vô tội. Do quy định giới hạn xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có tính khái quát cao nên muốn áp dụng nó phải có những văn bản giải thích, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Việc ra các văn bản dạng này trong thực tế rất chậm, nhiều khi hướng dẫn vẫn không làm rõ được điều luật, điều đó ảnh hướng rất lớn đến hiệu quả áp dụng pháp luật. Do đó, cần phải kịp thời ban hành những văn bản hướng dẫn, đảm bảo hướng dẫn được đúng và đầy đủ điều luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật.