Tìm hiểu về quyền đối với hình ảnh cá nhân? Quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh? Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh?
Pháp luật nước ta ghi nhận quyền cá nhân đối với hình ảnh và nhận định việc bảo vệ hình ảnh có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân. Việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh được xem là yếu tố tinh thần quan trọng gắn liền với mỗi cá nhân, hình ảnh của mỗi người. Việc các cá nhân bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đên danh dự, nhân phẩm của chính họ. Do đó, việc pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ cho mỗi cá nhân quyền đối với hình ảnh có ý nghĩa quan trọng, giúp hạn chế một cách tối đa nhất hành vi xâm phạm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về quyền đối với hình ảnh cá nhân:
Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được đưa ra, thật sự ngắn gọn và dễ hiểu đối với khái niệm về hình ảnh. Việc hiểu hình ảnh có khái niệm cụ thể là gì sẽ phụ thuộc chủ yếu vào từng lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực.
Ta có thể hiểu cơ bản hình ảnh chính là sự sao chép lại của những hình ảnh, biểu tượng, hình ảnh có thể được nhận thức bằng chính tư duy của con người hoặc thông qua các cách thức sao chụp nguyên mẫu.
Trong giai đoạn hiện nay, ta thấy rằng, xã hội luôn nhìn nhận, đánh giá một cá nhân cụ thể thông qua những thông tin, hình ảnh của cá nhân đó mà các chủ thể trong xã hội nhìn nhận được. Chính vì vậy, hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi một cá nhân trong xã hội hiện đại.
Trong pháp luật của đa số các quốc gia phương Tây cũng như trong pháp luật Việt Nam đều đã đặt ra quyền của cá nhân đối với hình ảnh, theo đó, pháp luật các quốc gia đều thừa nhận hình ảnh của cá nhân được bảo vệ dưới bất cứ hình thức nào, dù là tranh vẽ, ảnh chụp, ảnh quay phim hay nhiều các hình thức cụ thể khác.
Tuy nhiên, pháp luật quốc gia sẽ chỉ bảo vệ những hình ảnh mà thông qua việc khi xem hình đó, cá nhân xuất hiện trong hình sẽ có thể bị nhận dạng và các chủ thể là những người xem hình có thể xác định được cá nhân đó là ai. Tất nhiên là không phải trong mọi trường hợp, hình ảnh của các cá nhân sẽ cần phải có khuôn mặt và ghi rõ họ tên người trong ảnh thì mới có thể nhận dạng được cá nhân đó.
Chúng ta có thể thấy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất cứ một quy định nào để định nghĩa về khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh của mỗi cá nhân.
2. Quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh:
Theo Điều 32
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu
Như vậy, ta nhận thấy rằng, thông qua quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 được nêu trên quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng chỉ đưa ra quy định chung chung đó là “cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình” mà Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã không chỉ ra cụ thể quyền nhân thân đối với hình ảnh là gì.
Tuy nhiên, qua nội dung của Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 và các Điều luật có liên quan thì về cơ bản, ta nhận thấy, có thể hiểu quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân và quyền này đã được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của chính cá nhân đó.
Thuật ngữ hình ảnh được nêu ở đây được hiểu chính là sự phản ánh bên ngoài hình thể của con người, hình ảnh của co người đã thu được nhờ khí cụ quang học như máy ảnh và con người nhận biết được nó bằng thị giác. Quyền đối với hình ảnh được hiểu chính là quyền nhân thân của cá nhân; các cá nhân theo quy định pháp luật sẽ hoàn toàn được phép định đoạt những gì mình muốn với hình ảnh của mình, và không một chủ thể nào có được quyền ngăn cản hay được phép xâm phạm đối với hình ảnh của các cá nhân.
Khi nghiên cứu quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 chúng ta có thể thấy rằng khi sử dụng hình ảnh của một ai đó, yêu cầu phải có được sự chấp thuận của chủ thể là người có hình ảnh được sử dụng và phải trả thù lao nếu có phát sinh lợi nhuận. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp không cần có sự đồng ý của chủ thể là người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ chỉ áp dụng với trường hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng hoặc hoạt động công cộng khác theo đúng quy định pháp luật
Quy định được nêu cụ thể bên trên, trong giai đoạn hiện nay, được xem là phù hợp với xu hướng luật pháp quốc tế cũng như văn hóa của người Việt, quy định này đã giúp khích lệ các hành xử nhân văn, nhân ái trong xã hội và từ đó cũng đã góp phần quan trọng, giúp bảo vệ tốt hơn quyền đối với hình ảnh của công dân và cũng đã góp phần bảo đảm tính khách quan, có trách nhiệm hơn của các cơ quan báo chí, của cộng đồng mạng xã hội.
3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh:
Ta hiểu cơ bản thì hình ảnh của cá nhân là sự tái hiện lại vẻ bề ngoài của một người bằng cách thức nào đó có thể ghi lại và gây ấn tượng thị giác cho những người khác. Khi nhìn vào hình ảnh tái hiện đó có thể nhận diện được rằng đó là ai.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân sẽ cần phải được các cá nhân đó đồng ý, các cá nhân sẽ có quyền đối với hình ảnh của mình và các quyền này sẽ cần phải phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Quyền đối với hình ảnh của các cá nhân hiện nay đã được pháp luật quy định và được thể hiện thông qua các quyền được tôn trọng, quyền được sử dụng, quyền được bảo vệ khi bị xâm phạm, cụ thể pháp luật quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
Khi các chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm trên mạng xã hội thì các chủ thể này sẽ có quyền tự mình hoặc được quyền đưa ra các yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm. Trong trường hợp chủ thể là người thực hiện hành vi xâm phạm không có những biện pháp để có thể chấm dứt ngay hành vi của mình và có thể nhằm thực hiện ngăn ngừa hậu quả xảy ra, chủ thể có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm sẽ được áp dụng các biện pháp khác không trái quy định pháp luật để nhằm mục đích có thể bảo vệ quyền hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp không cần có sự đồng ý của chủ thể sẽ không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể là người có hình ảnh. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng cho phép người bị xâm phạm yêu cầu
Đối với Nhà nước thì việc bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh góp phần hiện thực hóa các chủ trương, chính sách pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, từ đó tăng cường lòng tin của nhân dân vào Nhà nước, vào quy định của pháp luật.
Việc bảo vệ hình ảnh của các cá nhân còn có ý nghĩa to lớn đối với xã hội đó là bảo đảm trật tự xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền đối với hình ảnh của cá nhân.