Tôi nộp bản gốc chứng chỉ hành nghề khi xin việc. Sau khi hết hợp đồng tôi đi lại nhiều lần mà công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm và chứng chỉ hành nghề. Tôi phải làm gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi nộp bản gốc chứng chỉ hành nghề khi xin việc. 6 tháng sau, tôi xin nghỉ và hai bên đã chấm dứt
Tôi phải làm gì để giải quyết dứt điểm sự việc? Việc công ty giữ chứng chỉ của tôi có vi phạm không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, việc công ty giữ chứng chỉ (bản gốc) là sai.
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động, một trong những hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện sau đây khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Thứ hai, cách giải quyết tình trạng không hoàn trả sổ bảo hiểm và chứng chỉ hành nghề: đủ thời hạn 30 ngày bạn có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Căn cứ Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định:
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Như vậy, nếu đã quá 30 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty vẫn chưa trả cho bạn các giấy tờ nói trên là trái với quy định của
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
Ngoài mức phạt tiền nói trên, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568để được giải đáp.