Cho tôi hỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại thế nào trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại thế nào trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 165 “Bộ luật dân sự 2015” quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, theo đó:
“Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác theo ý chí của chủ sở hữu, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ vẫn có quyền kiểm soát về mặt pháp lý (chiếm hữu pháp lý) đối với tài sản. Khi cho thuê, cho mượn hay chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, mặc dù chủ sở hữu không trực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng đó cũng là một hình thức chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản, cụ thể là khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản. “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sư dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Tuy nhiên, nếu cho rằng khi chủ sở hữu đã chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác là chủ sở hữu hoàn toàn hết trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là không hợp lý. Bởi vì, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản thông qua hai hình thức sau:
1. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động
Trong trường hợp này, người được chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ là những người làm công, ăn lương, được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ để thực hiện nhiệm vụ mà người chủ lao động giao cho. Giữa chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có mối quan hệ lao động, được xác lập qua tuyển dụng hoặc ký kết
>>> Luật sư
Thứ nhất: Người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động nhưng thiệt hại xảy ra không phải trong lúc người đó thực hiện nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho.
Thứ hai: Giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận người lao động phải chịu mọi trách nhiệm khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo một giao dịch dân sự:
Chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho chủ thể khác thông qua hợp đồng: mượn, thuê, cầm cố, gửi giữ… tài sản hoặc ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Đây là những hợp đồng dân sự được xác lập trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, vì vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước tiên căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật. Bên mượn, thuê, nhận cầm cố, nhận gửi giữ, được ủy quyền quản lý tài sản là những người chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật, vì vậy họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, trong đó có nghĩa vụ trông coi, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, không để tài sản mình quản lý gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của họ, họ bị coi là có lỗi trong việc quản lý, sử dụng và phải chịu trách nhiệm bồi thường.