Hành vi vi phạm hợp đồng là không thực hiện một công việc phải làm theo hợp đồng (không hành động) hay thực hiện một công việc không được phép làm theo hợp đồng (hành động)
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng
Hành vi vi phạm hợp đồng là không thực hiện một công việc phải làm theo hợp đồng (không hành động) hay thực hiện một công việc không được phép làm theo hợp đồng (hành động) đều bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng. Nếu giữa các bên ký kết một hay nhiều hợp đồng mà một bên có hành vi vi phạm gây thiệt hại không liên quan đến hợp đồng thì đây không phải là hành vi vi phạm hợp đồng và TNDS được áp dụng trong trường hợp này là TNDS ngoài hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được ký kết vì lợi ích của người thứ ba, mặc dù giữa người thứ ba và người có nghĩa vụ không có quan hệ hợp đồng nhưng khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng theo hợp đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người thứ ba thì đây được coi là TNDS do vi phạm hợp đồng.
2. Yếu tố lỗi
Lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của người có hành vi vi phạm, gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ gây ra. Lỗi gồm có hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý, người nào có lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng đều phải chịu TNDS. Tại khoản 1 Điều 308 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Trong TNDS do vi phạm hợp đồng không phân biệt lỗi cố ý và lôi vô ý để truy cứu TNDS, chỉ cần người nào có lỗi khi thục hiện hành vi vi phạm hợp đồng là đã phải chịu TNDS. Về nguyên tắc, một người mặc nhiên bị coi là có lỗi khi họ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu chứng minh được mình không có lỗi thì người có hành vi vi phạm không phải chịu TNDS.
>>> Luật sư
TNDS do vi phạm hợp đồng phát sinh khi hội tụ đủ hai điều kiện là có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi, điều này chứng minh sự khác biệt giữa TNDS do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH). TNBTTH phát sinh khi có đủ bốn yếu tố: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, có lỗi của người vi phạm. Bởi hành vi vi phạm hợp đồng không phải lúc nào cũng gây ra thiệt hai, và người có hành vi vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm ngay cả khi không có thiệt hại xảy ra. Nếu đã không có thiệt hại xảy ra thì không thẻ nói đến mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả xảy ra được. Chính vì thế, để đảm bảo công bằng thì thiệt hại phải xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng mà không phải từ nguyên nhân khác.