Tôi cầm cố chiếc xe không thuộc quyền sở hữu của mình. Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ trong giấy thỏa thuận, bên kia không trả lại chiếc xe đó cho tôi. Vây người đó có phạm tội chiếm đoạt tài sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cách đây một năm, tôi có vay 150 triệu đồng, nhưng tính đến thời điểm này tính cả lãi và vốn là 300 triệu đồng. Do khó khăn nên tôi chỉ có thể chi trả thành nhiều đợt nhỏ. Bên cho vay yêu cầu tôi giao xe cho họ giữ để làm tin. Chiếc xe này lại là của bạn con trai tôi. Tôi và bên cho vay đã ký giấy thỏa thuận rằng khi chúng tôi trả được 30 triệu đồng, họ sẽ đưa lại xe cho chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi trả theo thỏa thuận lần thứ nhất bên cho vay vẫn không trả xe cho chúng tôi. Lần thứ hai bên cho vay ép tôi phải chi trả thêm 30 triệu đồng nữa mới trả xe. Tôi đã cố gắng trả thêm nhưng khi liên hệ thì họ vẫn không chịu trả. Xin luật sư cho hỏi hành vi này của bên cho vay có phải chiếm đoạt tài sản của người khác hay không? Giấy vay nợ của tôi không có công chứng thì có hiệu lực không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Về giấy vay nợ của bạn và bên cho vay
Theo quy định tại Điều 471 “Bộ luật dân sự năm 2015”:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
“Bộ luật dân sự năm 2015” không yêu cầu cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài sản, do đó giao dịch vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó, giấy vay nợ của bạn dù không có công chứng nhưng vẫn có hiệu lực pháp lý.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Về hành vi cầm cố tài sản
Theo quy định tại Điều 326 “Bộ luật dân sự 2015” về cầm cố tài sản, thì:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bên cầm cố sẽ giao tài sản “thuộc quyền sở hữu của mình” cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, tài sản mà bạn cầm cố là chiếc xe máy lại không thuộc quyền sở hữu của bạn nên bạn không có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản kia. Bởi vậy bạn có nghĩa vụ phải hoàn trả lại nguyên vẹn tài sản là chiếc xe máy đó cho chủ sở hữu và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
Về thỏa thuận trả chiếc xe máy khi bạn trả đủ số tiền 30 triệu đồng. Do hai bên đã kí giấy thỏa thuận nên mỗi bên sẽ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận được ghi trong giấy đó. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 331 “Bộ luật dân sự 2015” thì bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Trong trường hợp này, bạn đã trả đủ 30 triệu như thỏa thuận nên bạn có quyền và bên nhận cầm cố có nghĩa vụ trả lại chiếc xe máy. Nếu có yêu cầu mà bên nhận cầm cố vẫn không trả, bạn có quyền khởi kiện ra