Yếu tố lịch sử và phong tục thể hiện trong các nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản của pháp luật thừa kế Việt Nam hiện đại.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Tài sản là những của của cải tồn tại khách quan, nằm trong sự chiếm hữu và chi phối của con người, được con người khai thác và mang lại lợi ích nhất định cho chủ thể. Tài sản gắn liền với một người từ khi sinh ra và ngay cả đến khi đã chết đi. Từ ngàn xưa, con người luôn có ý thức chiếm hữu tài sản để mang lại lợi ích cho riêng mình. Quyền tự định đoạt tài sản được coi như là một quyền tự nhiên của con người. Kế thừa truyền thống đó, pháp luật thừa kế Việt Nam hiện đại luôn tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người có tài sản, người hưởng di sản.
Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng, một mặt đã ghi nhận sự bảo hộ của pháp luật đối với quyền về thừa kế, mặt khác nó còn thể hiện một cách đầy đủ nhất các quyền dân sự chủ quan của mỗi cá nhân trong việc định đoạt toàn bộ tài sản của mình.
Nội dung của nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt được ghi nhận khá đầy đủ trong Bộ luật Dân sự 2005. Trước hết đối với cá nhân người để lại tài sản với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Pháp luật không cho phép bất kỳ ai có hành vi cản trở, cưỡng ép, đe doạ…người lập di chúc. Người để lại thừa kế có thể thực hiện quyền định đoạt thông qua hình thức di chúc viết hoặc di chúc miệng, có thể nhờ người làm chứng cho việc lập di chúc, có thể yêu cầu công chứng viên đến chỗ ở của mình để lập di chúc.
Khi thực hiện quyền định đoạt trong di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người t hừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc; người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Trong trường hợp di chúc đã được xác lập, nếu cần có sự thay đổi “ý nguyện” cũng như nội dung, người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào.
Quyền định đoạt của cá nhân để lại di sản được thể hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà còn thể hịên ngay trong việc họ không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi họ chết. Đây cũng là một cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để lại di sản của họ cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật.
Đối với cá nhân có quyền hưởng di sản, pháp luật nước ta quy định người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện, nguyên tắc, thời hạn mà pháp luật đã quy định.
Ở nước ta, từ xa xưa, di nguyện (ý chí của người chết) luôn là điều thiêng liêng, được người sống hết sức tôn trọng, và bằng mọi cách thực hiện những di nguyện đó theo đúng quan niệm truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận”. Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm linh, tôn giáo vì vậy lời chăng chối của người chết về mọi mặt – đặc biệt là di sản thừa kế thời kỳ bấy giờ được thực thi rất hiệu quả, tuyệt đối theo tâm nguyện của người đã khuất. Ông cha ta quan niệm, nếu làm trái hoặc làm chưa đến nơi đến chốn thì người chết đi sẽ không an lòng, không thể thanh thản, siêu thoát và con cháu đời sau, những người còn sống cũng sẽ chịu những điềm không hay. Chính phong tục tôn trọng tâm nguyện người đã khuất cùng với quan niệm về thế giới tâm linh đã ăn sâu vào tiềm thức củ mỗi người dân Việt, tạo nên nguyên tắc bất di bất dịch bao đời nay được thể hiện trong các quy định về thừa kế trong lịch sử chế định thừa kế sau này.
>>> Luật sư
Trước năm 1945 quyền định đoạt của người hưởng di sản bị hạn chế. Theo Điều 376 và Điều 316 Dân luật Bắc kỳ và Điều 308 Dân luật Trung kỳ, những người thừa kế thuộc diện là con, cháu, vợ hay chồng của người chết không có quyền khước từ di sản. Dân luật Trung kỳ chỉ bó buộc vợ hay chồng và con cháu trai phải nhận di sản. ở miền Nam, theo án lệ đã định con không có quyền khước từ di sản của người cha để lại, con cháu của người khước từ không được hưởng di sản do cha mẹ của mình đã khước từ. Như vậy dưới thời phong kiến, do tục lệ “phụ trái từ hoàn” nên con cháu, vợ hay chồng của người chết bắt buộc nhận lấy tài sản riêng của mình mà trang trải các khoản nợ của người chết không có hạn định. Quyền thừa kế của cá nhân người nông dân chỉ là những “khoản nợ chồng chất” mà các con, cháu của người chết phải gánh chịu. Chỉ khi chính quyền nhân dân được thiết lập thì quyền công dân nói chung và quyền tự định đoạt về thừa kế nói riêng mới được bảo đảm một cách thực tế. Nội dung các nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản và người hưởng di sản ngày càng được bảo đảm, mở rộng cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Giai đoạn từ năm 1945 – 1975, cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á – Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã từng bước xây dựng và dần hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước, từng bước xóa bỏ tàn tích của chế độ phong kiến , xóa bỏ sự bất bình đẳng của nam nữa, hướng tới bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, đặc biệt là các chế định pháp luật dân sự. Sự ra đời của Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 05 năm 1950 là đặt những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc ban hành các văn bản pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và những quy định trong thừa kế nói riêng. Bằng sắc lệnh này, pháp luật thừa kế Việt nam đã có những nguyên tắc hết sức tiến bộ, đánh đổ sự lạc hậu của pháp luật thừa kế trước đó. Cụ thể ở nguyên tắc: “con cháu hoặc vợ chồng của người chết cũng không bắt buộc phải nhận thừa kế của người ấy”, “người ta chỉ được sử dụng và hưởng dụng những vật thuộc sở hữu của mình một cách hợp pháp không gây hại đến quyền lợi của nhân dân”. Có thể thấy rằng nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của người có di sản, người hưởng di sản của pháp luật thừa kế đã có lịch sử và sự kế thừa từ nguyên tắc cơ bản quy định tại sắc lệnh 97/SL và còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay.
Sau đó, khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước độc lập thống nhất, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới, phát triển, lần lượt các bản
Những gì đã là truyền thống, là bản chất văn hóa của Việt Nam thì sẽ mãi không thay đổi. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản của pháp luật thừa kế Việt Nam là một nguyên tắc như vậy.
Đó là sự kết tinh của yếu tố phong tục, lịch sử lâu đời của nước nhà, đồng thời thể hiện giá trị của những tư tưởng chủ đạo về thừa kế đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Không chỉ thuần túy yếu tố truyền thống, phong tục mà các nguyên tắc còn thể hiện sự tiến bộ, văn minh của nền pháp lý hiện đại.