Một số quy định về nhãn hàng hóa? Một số quy định về ghi nhãn mác sản phẩm?
Để tạo cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thương mại của các chủ thể tham gia vào việc trao đổi mua bán hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về nhãn hàng hóa. Trên thực tế, việc ghi nhãn hàng hóa có ý nghĩa và những vai trò hết sức quan trọng tuy nhiên trong toàn bộ quá trình thực tiễn triển khai còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vẫn chưa xác định được hết vai trò, lợi ích đúng đắn của nhãn hàng hóa nên chưa hiểu rõ các quy định về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu yêu cầu về ghi nhãn mác sản phẩm theo quy định mới nhất.
Luật sư
1. Một số quy định về nhãn hàng hóa:
1.1. Nhãn hàng hóa là gì?
Theo quy định của pháp luật và suy ra từ thực tế, ta có thể đưa ra định nghĩa cơ bản về nhãn hàng hóa như sau: Nhãn hàng hóa có thể là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được cơ quan, tổ chức sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đó dùng để dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc được ghi trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Trong đó, ta nhận thấy, bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì được dùng để chứa đựng hàng hóa và được lưu thông cùng với hàng hóa. Cụ thể bao bì thương phẩm của hàng hóa bao gồm các loại sau:
– Thứ nhất: Bao bì thương phẩm của hàng hóa trực tiếp: Đây là bao bì được dùng để chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của các loại hàng hóa mà nó chứa đựng.
– Thứ hai: Bao bì ì thương phẩm của hàng hóa ngoài: Đây là bao bì được sử dụng để gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa đã có bao bì trực tiếp.
1.2. Các nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa:
Theo quy định của
– Thứ nhất là: Thông tin về tên hàng hóa.
– Thứ hai: Thông tin về tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
– Thứ ba: Xuất xứ hàng hóa.
– Ngoài ra còn cần có các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa theo quy định của pháp luật (ví dụ cụ thể như: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng…).
2. Một số quy định về ghi nhãn mác sản phẩm:
2.1. Ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm là gì?
Theo
2.2. Vị trí nhãn hàng hóa:
Trên thực tế và tùy theo từng loại hàng hóa cụ thể mà vị trí gắn nhãn hàng hóa cũng được Nhà nước quy định khác nhau nhưng cơ bản vẫn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cụ thể sau đây:
– Vị trí của nhãn hàng hóa phải được thể hiện trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa đó ở vị trí giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng quan sát được đầy đủ các nội dung quy định của nhãn hàng hóa đó mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
– Đối với trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài của sản phẩm hàng hóa phải có nhãn và nhãn hàng hóa phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc theo đúng quy định pháp luật.
2.3. Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa, kích thước của nhãn hàng hóa:
Thứ nhất: Màu sắc của nhãn hàng hóa:
Đối với màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Cần lưu ý với những nội dung bắt buộc theo quy định pháp luật thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.
Thứ hai: Kích thước của nhãn hàng hóa:
Đối với kích thước do cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
Kích thước của nhãn hàng hóa do tổ chức, cá nhân ghi nhãn hàng hóa tự xác định dựa trên các nguyên tắc sau đây:
– Nhãn hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
– Kích thước chữ và số trên nhãn hàng hóa phải đảm bảo đủ để đọc bằng mắt thường và các quy định cụ thể như sau:
+ Kích thước chữ và số trên nhãn hàng hóa phải tuân theo quy định về đo lường đối với kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường.
+ Đối với trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.
2.4. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, nhãn phụ:
Theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì ngôn ngữ được sử dụng để trình bày trên nhãn hàng hóa, nhãn phụ có nội dung cụ thể như sau:
– Đối với những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
– Đối với các loại hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, pháp luật quy định ngoài việc thực hiện quy định hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt thì nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác cần phải tương ứng nội dung thể hiện bằng tiếng Việt trước đó. Kích thước chữ được ghi trên nhãn hàng hóa bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
– Đối với các loại hàng hóa được các cá nhân, tổ chức nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện một cách chưa được đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì các cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa cần phải có nhãn phụ để thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
+ Đối với việc ghi nhãn phụ thì phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc đã có trước đó.
+ Nội dung các cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa ghi trên nhãn phụ phải là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Các tổ chức, cá nhân ghi nhãn cần phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
Cần lưu ý rằng, đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm có nội dung như sau: “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Theo quy định của pháp luật thì các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh bao gồm:
– Thứ nhất nội dung về tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt.
– Thứ hai: Thông tin về tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc.
– Thứ ba: Thông tin về tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa.
– Thứ tư: Các thông tin cụ thể về tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2.5. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa:
Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được pháp luật nước ta quy định như sau:
– Các tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ. Việc ghi nhãn hàng hóa cần phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
– Đối với các loại hàng hóa được các tổ chức, cá nhân sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Cũng cần lưu ý rằng, tong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
– Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại hàng hóa, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
– Đối với các loại hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ trước khi đưa sản phẩm đó ra lưu thông và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải giữ nguyên nhãn gốc của các sản phẩm đó.